| Hotline: 0983.970.780

Hơn 457.000ha rừng Hà Giang được chi trả dịch vụ môi trường

Thứ Sáu 19/07/2024 , 08:39 (GMT+7)

Năm 2024, tỉnh Hà Giang có hơn 457.000 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền được chi trả là hơn 106,5 tỷ đồng.

Tỉnh Hà Giang có hơn 457.000 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền được chi trả là hơn 106,5 tỷ đồng. Ảnh: Đào Thanh.

Tỉnh Hà Giang có hơn 457.000 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền được chi trả là hơn 106,5 tỷ đồng. Ảnh: Đào Thanh.

Đến hết tháng 5/2024, địa phương này đã hoàn thành 100% kế hoạch chi trả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chi trả diễn ra nhanh, đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như công khai minh bạch là hàng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở Hà Giang thực hiện việc chi trả thông qua việc ký kết hợp đồng với đơn vị dịch vụ chi trả tiền (ngân hàng, bưu điện, Viettell...) để thực hiện thanh toán tiền cho bên nhận khoán bảo vệ rừng, đảm bảo thời gian và an toàn nguồn tiền trong quá trình chi trả theo quy định. Phí dịch vụ trả cho đơn vị dịch vụ chi trả do UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thanh toán.

Bà Đinh Thị Hà, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Hà Giang cho biết, đảm bảo nguồn vốn trong Quỹ Chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai nhanh, kịp thời, đúng đối tượng, Quỹ đã phối hợp với UBND cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm, Ban Kiểm soát, đơn vị dịch vụ chi trả tiền, UBND cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng, bên nhận khoán bảo vệ rừng đảm bảo đúng định mức và theo quy định.

Quỹ cũng phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thanh toán tiền, quản lý sử dụng tiền tại cơ sở; lồng ghép công tác kiểm tra giám sát thanh toán tiền với tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với quản lý, bảo vệ rừng tại trụ sở UBND cấp xã, thôn, tổ dân phố hoặc cụm thôn, tổ dân phố qua các hình thức như băng zôn, khẩu hiệu, báo điện tử, phóng sự...

Đồng thời Quỹ thường xuyên cùng với đơn vị hỗ trợ chi trả cấp huyện là Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, xem xét các ý kiến, kiến nghị trong quá trình chi trả đảm bảo chi trả đúng cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Đến hết tháng 5/2024, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành 100% kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, cá nhân. Ảnh: Đào Thanh.

Đến hết tháng 5/2024, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành 100% kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, cá nhân. Ảnh: Đào Thanh.

Xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì có hơn 1.400ha rừng được nhận chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với số tiền hơn 250 triệu đồng. Đảm bảo việc chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện hiệu quả, UBND cấp xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ rừng khi đến nhận tiền và xác nhận các thông tin như, người đi nhận thay, sai họ tên chủ rừng, chủ rừng đã chết, quên căn cước công dân…

Khi hoàn thành việc thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng thì đơn vị dịch vụ chi trả (bưu điện…) và UBND cấp xã, thực hiện xác nhận kết quả thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng theo đúng mẫu có sẵn theo quy định.

Gia đình ông Lý Chiềm Dùn, thôn Tả Hồ Piên, xã Nậm Ty, huyện hoàng Su Phì nhận giao khoán bảo vệ 12,1ha rừng. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Dùn được nhận chi trả hơn 4,1 triệu đồng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ông Lý Chiềm Dùn cho biết, việc bưu điện đến chi trả trực tiếp tại địa phương diễn ra khá thuận lợi, rõ ràng minh bạch. Trước khi nhận tiền, ông được xem trước danh sách thông báo công khai. Việc được nhận số tiền chi trả này giúp gia đình ông có thêm nguồn tài chính trang trải cuộc sống và nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển diện tích rừng được nhận giao khoán.

Việc thực hiện công khai, minh bạch trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bưu điện, hệ thống ngân hàng và các đơn vị liên quan giúp tiến độ chi trả nguồn quỹ được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả. Chính sách này cũng góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập cho người làm nghề rừng; tạo lập một nguồn lực tài chính mới, ổn định, bền vững, góp phần giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp, cá nhân hộ gia đình để thực hiện sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.