| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho địa phương khi trồng rừng thay thế

Thứ Tư 18/12/2024 , 10:33 (GMT+7)

Thông tư 24/TT-BNNPTNT vừa ban hành hôm 12/12 đã mở biên cho địa phương khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,

Vấn đề trồng rừng thay thế từng khiến nhiều địa phương lúng túng. Ảnh: Nguyễn Nghĩa.

Vấn đề trồng rừng thay thế từng khiến nhiều địa phương lúng túng. Ảnh: Nguyễn Nghĩa.

Điều 2 của Thông tư 24 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023, cũng như Thông tư 25/2022/TTBNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về trồng rừng thay thế.

Theo đó, đối với tỉnh, thành phố tự bố trí được quỹ đất để trồng rừng thay thế, địa phương có thể bố trí trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất giao cho chủ rừng là doanh nghiệp Nhà nước. 

Đây là điểm mới so với Thông tư 22/2023, khi đối tượng chủ rừng là doanh nghiệp Nhà nước chưa được nêu rõ, mà nằm chung trong thành phần "Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".

Ngoài nội dung này, Thông tư 24 tiếp tục quy định chỉ trồng rừng thay thế trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất của chủ rừng được quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.

Ngoài việc "gỡ khó" trong đối tượng trồng rừng thay thế, Thông tư 24 còn "mở biên" cho các tỉnh, thành phố tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ địa phương khác không còn quỹ đất. Cụ thể, địa phương tiếp nhận có thể trồng rừng thay thế trên đất rừng sản xuất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Trước đó, Thông tư 22 chỉ cho phép địa phương tiếp nhận thực hiện trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thế sẽ thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Quá trình nghiệm thu được thực hiện theo hướng dẫn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Kiểm tra thực địa trồng rừng gỗ lớn tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Kiểm tra thực địa trồng rừng gỗ lớn tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tâm Phùng.

Thông tư 24 cũng bổ sung, sửa đổi tiêu chí lựa chọn đơn vị, địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ tỉnh, thành phố không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế. Trong đó, bổ sung thêm thành phần là các đơn vị, địa phương còn quỹ đất rừng sản xuất, bên cạnh quỹ đất về rừng đặc dụng, phòng hộ như Thông tư 22/2023.

Trường hợp có nhiều đơn vị, địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.

Nếu chủ dự án không thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định, UBND cấp tỉnh quyết định tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế bằng nguồn tiền do chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Trường hợp số tiền chủ dự án đã nộp thấp hơn đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh tại thời điểm tổ chức trồng rừng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản gửi chủ dự án thông báo về số tiền chênh lệch đơn giá trồng rừng thay thế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận văn bản, chủdự án phải nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Quy định này đã giải quyết những tồn tại vấp phải trong thực tế khi thực hiện Thông tư 25/2022, đồng thời giúp địa phương và chủ dự án chủ động hơn trong việc trồng rừng thay thế.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong trồng rừng thay thế, Thông tư 24 còn hướng dẫn các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư công trình lâm sinh. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/1/2025.

Việc trồng rừng thay thế từng gây lúng túng cho nhiều địa phương. Trong nhiều buổi làm việc với các tỉnh, thành phố, Bộ NN-PTNT nhận thấy nghịch lý nổi cộm là "có tiền nhưng không tiêu được".

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhiều lần nhấn mạnh, rằng nếu để tính trạng này dây dưa, kéo dài, địa phương sẽ rất khó giải quyết bởi đơn giá trồng rừng thay thế mỗi thời điểm lại khác nhau, chưa kể điều kiện lập địa, tình hình thực tế và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng một khác.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất