| Hotline: 0983.970.780

Họp dân hơn 100 cuộc để dồn đổi ruộng đất

Thứ Tư 28/08/2019 , 09:20 (GMT+7)

Xác định công tác dồn điền đổi thửa sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng nông thôn mới (NTM), nên xã Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) đã phải tiến hành hơn 100 cuộc họp dân, có những cuộc tới tận 22, 23h đêm để bàn…

Những cuộc họp về đêm

Ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tích UBND xã kể rằng sau khi nhận chỉ đạo của huyện Thanh Trì về việc này đầu năm 2013, lãnh đạo xã quyết định tổ chức họp toàn Đảng bộ để xây dựng kế hoạch. Bài toán khó đặt ra lúc này là dồn điền đổi thửa nhưng không được phá vỡ sản xuất vì người dân không muốn thay đổi nơi canh tác. Vì thế, cán bộ, đảng viên đã đi trước nêu gương để dân tin tưởng. Đồng thời, lấy trọng tâm là công tác vận động, tuyên truyền để từng bước thay đổi nhận thức của người dân.

nh-2211858193
Ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc (ở giữa) tại vườn cam canh 1ha của một hộ dân trong xã.

Là người theo sát quá trình dồn điền đổi thửa, ông Hải cho biết hàng trăm cuộc họp đã được tổ chức, có những cuộc tận nửa đêm, có cán bộ nói nhiều tới mức khản giọng. Phần lớn đều diễn ra vô cùng căng thẳng vì mỗi người dân đều có ý kiến khác nhau. Cứ xảy ra vướng mắc hay tranh chấp thì xã phải họp bàn, cử cán bộ phụ trách tuyên truyền đến từng nhà, từng người. Đến tháng 10/2013, công tác này cơ bản hoàn thành.

Huyện hỗ trợ 50% cây giống các loại với số tiền lên tới 1,4 tỷ đồng, xã chủ động nâng cấp cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng và kéo điện ra tận nơi. Nhờ đó đã hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung được hơn 140/195ha, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của Vạn Phúc trong 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 35,1 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện xã có hơn 40 hộ sản xuất theo quy mô lớn từ 1ha đến 2ha, thu nhập bình quân đạt từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm.
 

Thêm yên tâm sản xuất

Bà Nguyễn Thị Xuyên ở thôn 2 đang cặm cụi nhổ cỏ dưới gốc bưởi, chia sẻ: Ngày trước gia đình tôi có gần chục mảnh ruộng, mỗi nơi trồng được 4-5 hàng ngô là hết đất, chăm sóc khó khăn mà thu nhập chẳng được mấy. Từ ngày đồn điền đổi thửa chỉ còn một mảnh đất rộng 1.230m2, nửa trồng bưởi, nửa trồng chuối lại xen canh thêm cây địa liền dưới gốc bưởi. Việc canh tác vì vậy cũng dễ dàng hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Tôi tìm đến ông Nguyễn Đức Chí- một trong những hộ sản xuất cây ăn quả có diện tích gần 2ha thì ông nói: Trước khi dồn điền đổi thửa nhà tôi chỉ dám làm hai mẫu. Sau đó, thấy việc sản xuất trên diện tích lớn đem lại hiệu quả cao nên gia đình mạnh dạn thuê thêm các thửa ruộng của một số người dân khác. Gia đình tôi hiện đang sản xuất các loại cây ăn quả chủ yếu là quất, cam, chuối...

nh-5-1211924925
Người dân đi nhổ cỏ thuê cho một nhà vườn ở xã Vạn Phúc.

Trong đó, tính riêng diện tích trồng cam là hơn 3.000m2, sản lượng dự tính năm nay đạt từ 7 đến 8 tấn. Diện tích quất là 4.000m2 với nhiều loại cây lớn nhỏ. Trừ tất các chi phí đầu tư phân bón, thuê ruộng, thuê nhân công, mỗi năm gia đình có thể thu lãi 150-200 triệu đồng. Cuộc sống gia đình vì thế cũng được cải thiện.

Vợ ông Chí cũng vui vẻ góp chuyện, trước đây cứ đến mùa thu hoạch cả làng cùng nhau ra đồng bẻ ngô, gieo hạt, cắt rau nhưng giờ ruộng lớn, đường xá thuận lợi nên thương lái phóng xe tải vào tận ruộng thu mua.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc hình thành nên các vùng chuyên canh còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương. Những gia đình có con cái làm ăn xa hoặc không có điều kiện đầu tư sản xuất thì đi làm công cho các nhà vườn với giá 150.000 đồng/ngày hay cho các gia đình khác thuê lại với giá từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/sào/năm.

Ông Chử Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã chưa hết băn khoăn bởi vẫn còn một số hộ sản xuất theo phong trào, chưa có kỹ thuật. Thêm vào đó việc kết nối đầu ra cho nông sản chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới xã phải tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng gắn với vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh. Đồng thời phải nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết cho nông sản địa phương.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.