| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác hướng đến nền nông nghiệp các bon thấp và bền vững

Chủ Nhật 07/01/2024 , 09:03 (GMT+7)

ĐBSCL Muốn tạo cho nền nông nghiệp bền vững thì việc chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ thành phân bón hữu cơ là một trong những thách thức quan trọng.     

Lãnh đạo Bioway Việt Nam, CCTPA và VAHC thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác (MoU). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lãnh đạo Bioway Việt Nam, CCTPA và VAHC thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác (MoU). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 4/1, tại TP.HCM, Bioway Việt Nam và Liên minh DAS (Liên Minh Decarbonization Acting And Supporting Alliance) đại diện thành viên gồm: Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) – thuộc Tập đoàn CT Group và Công ty Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN (VAHC) đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác (MoU).

Mục tiêu của hợp tác nhằm phát triển các giải pháp đổi mới công nghệ liên quan R&D (nghiên cứu và phát triển) phương pháp mới để quản lý khí nhà kính, thử nghiệm và triển khai chiến lược giảm khí nhà kính tại các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Bioway Việt Nam. Dựa trên kết quả dự án các bên sẽ cùng chia sẻ kiến thức về các phương pháp tốt nhất và kiến thức chuyên môn liên quan kỹ thuật kiểm kê và giảm phát thải. 

Ông Nguyễn Công Tâm, Giám đốc phát triển kinh doanh Bioway Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cấp bách của việc kiến tạo nền nông nghiệp bền vững, việc chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ thành phân bón hữu cơ là một trong những thách thức quan trọng. Phương pháp truyền thống trong việc sản xuất phân bón hữu cơ thường kéo dài và không đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, Bioway Việt Nam đã góp phần thay đổi cách thức sản xuất phân hữu cơ bằng việc ký kết độc quyền tiếp nhận công nghệ lên men siêu tốc Bioway AT-6H từ Mỹ. Đây là công nghệ được các nhà khoa học Yang Kuo Hua sau hơn 30 năm nghiên cứu và thử nghiệm, đã phân lập và tìm ra loại vi khuẩn có nguồn gốc tại vùng núi lửa dưới lòng đại dương với khả năng lên men cao nhiệt A-T lên đến 180 ºC.

Điểm đặc biệt so với nhiều loại vi khuẩn lên men khác là loại vi khuẩn này phân hủy chất hữu cơ ở nhiệt độ 70ºC và vi sinh vật sinh sản nhanh nhân cấp số 8. Sau khi tiến hành phân hủy các chất hữu cơ bởi vi khuẩn A-T, một lượng lớn các chất dinh dưỡng sẽ được phóng thích ra ngoài. Khi phân hữu cơ vi sinh chứa nguồn vi khuẩn này được bón vào đất, vi khuẩn A-T tiếp tục phát triển và giúp phân hủy nhanh các xác bã động thực vật trong đất, giúp cho đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu, đồng thời dinh dưỡng được phóng thích cũng sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Nông dân ĐBSCL sử dụng phân bón hữu cơ Bioway nhằm góp phần giảm khí nhà kính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL sử dụng phân bón hữu cơ Bioway nhằm góp phần giảm khí nhà kính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Tâm, Bioway AT-6H là một công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tiên tiến nhất, nhanh nhất trên thế giới đến thời điểm hiện nay, chỉ trong 6 giờ. Công nghệ này cho phép sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ trong thời gian ngắn mà không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phù hợp với một số quy hoạch và đề án của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện tại. Bioway Việt Nam đang nắm giữ độc quyền công nghệ Bioway AT-6H tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc. 

Kể từ tháng 10/2023, 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành đánh thuế carbon trên hàng hóa nhập khẩu qua cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh dấu bước tiến quan trọng trong quản lý môi trường và thương mại quốc tế.

Điều này không chỉ là sáng kiến của một vài quốc gia mà đang trở thành xu hướng toàn cầu, với nhiều quốc gia và khu vực khác ở châu Mỹ và châu Á cũng đang xem xét áp dụng. Còn đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, nhằm bảo vệ môi trường và đồng thời nâng cao sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, việc triển khai và tham gia vào các dự án tín chỉ carbon vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam. Sự quan tâm và tham gia từ các doanh nghiệp còn hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan tư vấn và hướng dẫn chi tiết về quy trình kiểm định và đăng ký tín chỉ carbon để tăng cường khả năng tiếp cận và hiệu quả thực thi.

Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) - thuộc Tập đoàn CT Group, doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khởi động sàn giao dịch tín chỉ carbon, chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời hướng tới nền kinh tế carbon thấp và có tốc độ phát triển vượt bậc. Công ty Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam Asean (Vietnam Asean Hydrogen Club) viết tắt là VAHC được thành lập như một nền tảng để kết nối các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nghiên cứu, nhà phát triển dự án, nhà đầu tư tài chính, tài trợ chống biến đổi khí hậu để hình thành một cộng đồng hydrogen của Việt Nam và khu vực Asean.

Hợp tác giữa Bioway Việt Nam và Liên Minh DAS đánh dấu sự khởi đầu cùng đồng hành tham gia các đề án, chương trình trong và ngoài nước nhằm nâng cao nhận thức về việc giảm khí nhà kính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hợp tác giữa Bioway Việt Nam và Liên Minh DAS đánh dấu sự khởi đầu cùng đồng hành tham gia các đề án, chương trình trong và ngoài nước nhằm nâng cao nhận thức về việc giảm khí nhà kính. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông qua VAHC, các thành viên, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, các nhà vận động năng lượng hydrogen, các nhà công nghệ và đầu tư có thể gặp gỡ và chuyển nhận tài nguyên về nhân lực, quỹ đất, công nghệ, tài chính, xây dựng, cung ứng, tiêu thụ hydrogen ở mức độ quốc gia và khu vực.

Hợp tác giữa Bioway Việt Nam và Liên Minh DAS đánh dấu sự khởi đầu cùng đồng hành tham gia các đề án, chương trình trong và ngoài nước nhằm nâng cao nhận thức về việc giảm khí nhà kính, hỗ trợ lẫn nhau tiếp cận thị trường cacbon (cacbon credit), tham gia hỗ trợ các dự án trọng điểm và thúc đẩy các phương pháp thực hành tốt nhất trong ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Giống ngô TBM189 chinh phục đồng đất Lâm Thao

PHÚ THỌ Giống ngô TBM189 của ThaiBinh Seed với ưu điểm ngắn ngày, năng suất cao, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh… đã giúp nông dân Lâm Thao gia tăng lợi nhuận trong vụ đông 2024.