| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác quốc tế là chìa khóa tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam

Chủ Nhật 12/12/2021 , 19:42 (GMT+7)

Để kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam năm nay đạt mốc tăng trưởng kỉ lục khoảng 47 tỷ USD, công tác hợp tác quốc tế, đối ngoại chiếm vị trí rất quan trọng.

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam trong 2 năm 2020 – 2021. Ngành Nông nghiệp – PTNT cũng không là ngoại lệ, hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và chuỗi cung ứng nông sản, đặt ra nhiều thách thức trong định hướng chuyển đổi phát triển ngành từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp.

Vượt qua nhiều thách thức, thậm chí có nhiều thời điểm trong năm 2021 sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam đối mặt sự đình trệ, đứt gãy do tác động của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực tháo gỡ của toàn ngành và cả chuỗi cung ứng nông sản, dự báo kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm nay thiết lập một mốc tăng trưởng mới với kết quả được dự báo lên đến khoảng 47 tỷ USD.

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Bá Thắng.

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Bá Thắng.

Về việc con số xuất khẩu kỉ lục năm nay đạt khoảng 47 tỷ đô, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho rằng cần phải chú ý một điều: mức tăng trưởng chung của Việt Nam năm nay đạt 15%, và ở tất cả các thị trường lớn đều ghi nhận sự tăng trưởng.

Ví dụ như ở thị trường Mỹ kim ngạch tăng 24%, Trung Quốc cũng tăng trưởng đến 13%, Hàn Quốc và ASEAN khoảng 12, ngay cả các thị trường gặp khó khăn trong chuỗi cung ứng (EU, Nhật Bản,…) vẫn tăng 3-5%. Có thể nói đây là mức tăng trưởng cao và khá đồng đều ở tất cả các thị trường.

Về nét nổi bật có thể kể đến ngành gỗ, xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ nội thất cũng có sự tăng trưởng rất mạnh trong năm nay, trên 20%. Ngành trồng trọt đã tiếp được đà tăng giá của các sản phẩm trồng trọt trên thế giới để dạt mức tăng trưởng tốt 13,5%. Kể cả những ngành gặp nhiều khó khăn hơn như chăn nuôi, thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 3-4%.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, khi nhìn vào kết quả xuất khẩu năm nay, có một điểm cần lưu ý rằng để đạt được các kết quả đó, công tác hợp tác quốc tế, đối ngoại chiếm một vị trí rất quan trọng. Tất nhiên là phải dựa trên nền tảng sản xuất tốt.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ta vẫn có thể duy trì sản xuất, chuyển đổi mùa vụ kịp thời để nắm bắt nhu cầu của thị trường thế giới. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn ngành nông nghiệp, của Bộ NN-PTNT, của các địa phương, của doanh nghiệp, của người nông dân.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên Bộ NN-PTNT đã có hành động vô cùng nhạy bén: lập riêng hai Tổ Công tác gồm Tổ Công tác 970 ở phía Nam và Tổ Công tác 3430 ở phía Bắc, nhằm tháo gỡ những ách tắc, từ ruộng của người nông dân, ra đến chợ đầu mối, rồi xa hơn là xuất khẩu.

Kể cả những ngành gặp nhiều khó khăn hơn như chăn nuôi, thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 3-4% trong năm nay. Ảnh: TL.

Kể cả những ngành gặp nhiều khó khăn hơn như chăn nuôi, thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 3-4% trong năm nay. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn thấy rằng đó chính là nỗ lực chung của toàn ngành để duy trì tăng trưởng nông nghiệp nói chung cũng như tạo nên những thành tựu xuất sắc về mặt xuất khẩu trong năm nay.

Riêng về công tác hợp tác quốc tế thúc đẩy xuất khẩu trong năm nay, có một số điểm mà Việt Nam đã làm rất tốt:

Thứ nhất, ta nắm bắt được tình hình thị trường để từ đó quay lại có công tác phối hợp với các bộ ngành, địa phương để chỉ đạo sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới tại các thời điểm khác nhau.

Thứ hai, Việt Nam tiếp tục đàm phán tháo gỡ để có thể mở cửa thị trường, xóa bỏ ách tắc.

Ví dụ, tiêu biểu nhất năm nay chính là sự việc ta đã có động thái xử lý rất tốt với phía Mỹ về vụ điều tra 301 để Mỹ không áp thuế hay có lệnh trừng phạt thương mại. Đó là một cú hích rất quan trọng để ta duy trì mức xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục trên 20%, trong đó 50-60% lượng hàng xuất khẩu là sang thị trường Mỹ.

Hay khi ta có ách tắc với thị trường Trung Quốc, đặc biệt về thương mại biên mậu, ngành nông nghiệp đã phối hợp với ngành công thương cùng các địa phương ở khu biên mậu đã có những hành động kịp thời, phối hợp với các bên như Tổng cục Hải quan, ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội, Bộ Công thương Trung Quốc để có thể tháo gỡ kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tìm cách thích ứng linh hoạt để có thể vận chuyển hàng lên biên giới. Dù Trung Quốc đang thực hiện “Zero-COVID”, kiểm soát cực kỳ chặt chẽ các vấn đề liên quan đến Covid nhưng ngành nông nghiệp vẫn có thể duy trì tăng trưởng rất cao ở thị trường Trung Quốc so với năm 2020.

Thứ ba, khi kể đến thành công của công tác đối ngoại và thúc đẩy xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã huy động các doanh nghiệp địa phương sẵn sàng tận dụng những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, đặc biệt là EVFTA hay CPTPP, hay tổ chức các lễ xuất khẩu, diễn đàn kết nối giữa vùng trồng, địa phương và doanh nghiệp.

Ngành nông nghiệp đã huy động các doanh nghiệp địa phương sẵn sàng tận dụng những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, đặc biệt là EVFTA hay CPTPP. Ảnh: Đăng Lâm.

Ngành nông nghiệp đã huy động các doanh nghiệp địa phương sẵn sàng tận dụng những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, đặc biệt là EVFTA hay CPTPP. Ảnh: Đăng Lâm.

Trong bối cảnh Covid-19 khó khăn như năm nay, ngành nông nghiệp đã tổ chức thành công một loạt các sự kiện kết nối sáng tạo cả về trực tuyến và trực tiếp, đưa các doanh nghiệp có nhu cầu mua sản phẩm tới Việt Nam.

Đồng thời Việt Nam đã có một loạt các hoạt động để quảng bá sản phẩm, đặc biệt là khi đi theo cùng các đoàn đại biểu cấp cao. Năm nay đã có một loạt các chuyến đi của các Nguyên thủ đến thăm các nước, nhất là vào giai đoạn cuối năm. Trong các chuyển đi đó, khi Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng tham dự, luôn có một phần dành cho quảng bá các sản phẩm, dặc sản Việt Nam, dặc biệt là các sản phẩm OCOP. Các nước khác cũng đều có hình ảnh quảng bá các sản phẩm của Việt Nam.

Xem thêm
100 tấn cherry Chile phục vụ thị trường Tết 2025

Từ ngày 14 - 28/1, các điểm bán của Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food và Finelife trên toàn quốc tung ra 100 tấn cherry nhập khẩu từ Chile để phục vụ người tiêu dùng Tết Ất Tỵ 2025.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Long An có thêm 2 điểm giao dịch ngân hàng tự động Autobank

Agribank Long An vừa đưa vào hoạt động 2 máy gửi rút tiền tự động Autobank (CDM) tại chi nhánh huyện Tân Hưng và Châu Thành, mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.