| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã, nông hộ liên kết phát triển kinh tế bền vững từ chăn nuôi

Thứ Tư 05/10/2022 , 22:07 (GMT+7)

Hợp tác xã liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng.

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup, UBND huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương ký thỏa thuận tài trợ "Dự án hợp tác xã liên kết với nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững".

Lễ ký kết hợp đồng tài trợ chăn nuôi có sự chứng kiến của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương và tỉnhThái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn,

Lễ ký kết hợp đồng tài trợ chăn nuôi có sự chứng kiến của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương và tỉnhThái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn,

Chương trình ký thỏa thuận tài trợ dự án cho 02 hợp tác xã (HTX) với 100 con bò giống sinh sản và bò thịt trị giá là 2 tỷ đồng do Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup tài trợ và cho vay.

Hai hợp tác xã được giao là HTX Bò Mông số 11, xã Văn Lăng và HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Lương.

Tổng số hộ được liên kết với 50 hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo tại xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ và xã Động Đạt của huyện Phú Lương chăm sóc, nuôi dưỡng với thời gian thưc hiện dự án là 05 năm.

Ông Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh: Mô hình liên kết kinh tế sẽ thực hiện quản lý, hạch toán kinh doanh bảo đảm nguồn vốn, nguồn thu từ việc bán bê con và bò thịt.

Các HTX được giao thực hiện có báo cáo tài chính định kỳ (theo tháng, quý, năm), các hộ được đào tạo kỹ thuật, tham gia lao động được HTX trả lương theo ngày công theo thỏa thuận.

Ngoài ra, các hộ dân được bán các sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi bò theo hợp đồng mua bán với HTX, hàng năm sau khi trừ các chi phí các hộ dân còn được chia phần lãi.

Dự kiến sau 03 năm, mỗi hộ được dự án hỗ trợ 01 con bò cái sinh sản.

100 con bò sinh sản và bò thịt sẽ được nuôi theo hình thức liên kết giữa HTX với các hộ nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo. Ảnh: Toán Nguyễn.

100 con bò sinh sản và bò thịt sẽ được nuôi theo hình thức liên kết giữa HTX với các hộ nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo. Ảnh: Toán Nguyễn.

Với mục tiêu tiêu khuyến khích doanh nghiệp và HTX liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất. Trong đó, có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và được hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của các nông hộ.

Để tạo sinh kế cho bà con hiệu quả, thiết thực, việc huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.

Thông qua Chương trình hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, hy vọng sẽ xây dựng được mô hình giúp các hộ nghèo, cận nghèo theo phương thức mới  theo chuỗi (từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ - bảo vệ môi trường sinh thái).

Điển hình ở đó có sự liên kết góp vốn, ngày công tổ chức quản lý theo mô hình HTX có quy mô lớn hơn, có điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuât, công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Chuồng nuôi nhốt bò được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo môi trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chuồng nuôi nhốt bò được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo môi trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho rằng: Việc liên kết sản xuất sẽ khắc phục được nhược điểm của quy mô kinh tế hộ nhỏ lẻ, phát huy được các lợi thế, thế mạnh của kinh tế HTX và hộ gia đình, tạo mô hình phát triển kinh tế bền vững, có nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân.

Mô hình còn là cơ sở để đào tạo kỹ thuật chăn nuôi và cung cấp con giống tốt cho người dân trong vùng, góp phần hoàn thành tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương được hưởng lợi.

Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Thái Nguyên, tổng đàn gia súc của tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 86.800 con, trong đó riêng đàn bò là 46.800 con. Đa phần người dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển từ chăn nuôi chăn thả sang hình thức bán chăn thả. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức chăn nuôi theo quy mô trang trại khép kín.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.