| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên ban hành dự án hỗ trợ nhận diện, kết nối tiêu thụ nông sản

Thứ Bảy 23/12/2023 , 19:19 (GMT+7)

Tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt dự án hỗ trợ nhận diện giúp nông dân kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Nhằm giúp các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các cơ sở, chủ thể sản xuất sản phẩm nông sản, sản phẩm làng nghề tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng, đem lại giá trị, thu nhập cao, tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định số 2837 phê duyệt Dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021 - 2025”.

Nhãn lồng Hưng Yên. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên.

Nhãn lồng Hưng Yên. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên.

Mục tiêu của Dự án đến năm 2025 phấn đấu nhận diện sản phẩm từ 20 - 25% quy mô sản lượng nông sản chủ lực, 70 - 80% quy mô sản lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và khoảng 25 - 30% quy mô sản lượng sản phẩm làng nghề (đã công nhận) được sử dụng bao bì, nhãn mác, mã số mã vạch có hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Đối với kênh tiêu thụ kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ (hệ thống các siêu thị, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng…), Hưng Yên phấn đấu có khoảng 15 - 20% quy mô sản lượng nông sản chủ lực, khoảng 45 - 50% quy mô sản lượng sản phẩm OCOP (đã có chuỗi liên kết, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên) và khoảng 25 - 30% quy mô sản lượng sản phẩm làng nghề (đã công nhận) được kết nối; 100% sản phẩm OCOP đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử. 100% các doanh nghiệp, HTX, làng nghề, trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình sản xuất tiêu biểu… được tập huấn kỹ năng nhận diện nông sản, thương mại điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm với cộng đồng các nhà bán lẻ hiện đại. Phấn đấu giá trị gia tăng của sản phẩm tham gia chuỗi liên kết với cộng đồng các nhà bán lẻ, có nhận diện tăng 15 - 20% so với thị trường truyền thống.

Hưng Yên chú trọng quy hoạch vùng trồng vải lai chín sớm, vải trứng đặc sản. Ảnh: Kiên Trung.

Hưng Yên chú trọng quy hoạch vùng trồng vải lai chín sớm, vải trứng đặc sản. Ảnh: Kiên Trung.

Dự án sẽ hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm, kế thừa và thiết kế đa dạng hoá kiểu dáng bao bì sản phẩm. Tỉnh yêu cầu các nhãn hiệu phải có sự sáng tạo, ấn tượng, có tính ứng dụng cao, đa dạng hoá kiểu dáng bao bì sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Dự án sẽ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và chi phí thiết lập mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm; tạo QRcode truy xuất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm, kết nối website, zalo, facebook...

Ngoài ra, Dự án hỗ trợ thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho từng đơn vị/ chủ thể; hỗ trợ tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giới thiệu, kết nối cung cầu các loại SP do các bộ, ngành TW và các tỉnh, thành phố tổ chức.

Dự án cũng sẽ tổ chức đào tạo tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo tư vấn về kỹ năng nhận diện, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống bán lẻ; hỗ trợ các hoạt động quảng bá, truyền thông trực tuyến.

Dự án hỗ trợ nhận diện, kết nối tiêu thụ nông sản sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ, quảng bá nông sản Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

Dự án hỗ trợ nhận diện, kết nối tiêu thụ nông sản sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ, quảng bá nông sản Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

Ngay sau khi Dự án được phê duyệt, Sở NN-PTNT Hưng Yên đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về Dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở 10 hội nghị triển khai thông, 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm tư vấn về kỹ năng nhận diện sản phẩm, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị, kênh bán lẻ, in ấn phẩm, tờ rơi, cataloge…

Tổ chức xây dựng các văn bản có liên quan để phục vụ cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án, 53 chủ thể đề nghị hỗ trợ các hạng mục theo thiết kế của Dự án với 85 loại sản phẩm, trong đó có 23 sản phẩm nông sản, đặc sản, chủ lực, 59 sản phẩm OCOP và 03 sản phẩm làng nghề.

Ngoài ra, Hưng Yên cũng triển khai các chương trình hỗ trợ khác như xây dựng trang thông tin điện tử, bán hàng trực tuyến cho các đơn vị; quảng bá, truyền thông trực tuyến thông qua các trang quảng cáo xã hội; hỗ trợ quản lý nhãn hiệu sản phẩm; tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại nhằm giúp các nhà sản xuất gặp gỡ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm... 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Ninh Thuận xây dựng 2 phương án sản xuất vụ hè thu

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.