| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên đưa quả vải to như quả trứng bán ở... phố nhà giàu

Chủ Nhật 28/05/2023 , 17:43 (GMT+7)

HƯNG YÊN Nhiều nhà vườn ở Hưng Yên không giấu được vẻ mãn nguyện khi ngay trong ngày đầu khai mạc Phiên chợ vải đã bán hết hàng, dù có loại giá bán lên tới 180.000 đồng/kg.

Phiên chợ vải được tổ chức trong 2 ngày (27 - 28/5) tại Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với quy mô 50 gian hàng, trưng bày sản phẩm vải tươi và các sản phẩm đặc trưng của các hợp tác xã, nhà vườn ở tỉnh Hưng Yên để giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài nước về vải Hưng Yên cùng các sản phẩm đặc trưng của vùng đất Phố Hiến.

Phiên chợ vải Hưng Yên diễn ra tại Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

Phiên chợ vải Hưng Yên diễn ra tại Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

180 nghìn đồng/kg vẫn "cháy hàng"

Từ lâu, Hưng Yên đã nổi tiếng với sản phẩm nhãn lồng. Thế nhưng, tận dụng những ưu đãi của tự nhiên, đặc biệt dòng sông Hồng màu mỡ bồi đắp phù sa, địa phương này đã thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững.

Không chỉ có nhãn lồng, Hưng Yên còn có nhiều loại hoa quả, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như chuối tiêu hồng (huyện Khoái Châu), cam, mật ong hoa nhãn, gà Đông Tảo...

50 gian hàng giới thiệu, trưng bày và bán vải trứng, vải lai Hưng Yên đầu vụ được các nhà vườn, hộ gia đình, hợp tác xã (HTX) của các huyện trồng vải của Hưng Yên nô nức tham gia.

Gian hàng trưng bày quả vải trứng của HTX Vải trứng Hưng Yên có vị trí trung tâm ở ngay lối vào. Trong ngày khai mạc Phiên chợ vải, HTX này mang tới hơn 2 tạ, đến cuối giờ sáng, toàn bộ số vải này đã được tiêu thụ hết. Giá vải trứng bán ra lên tới 180 ngàn đồng/kg, thế nhưng rất nhiều khách tới mua.

Hợp tác xã Vải trứng Hưng Yên mang theo cả những quả trứng gà để so sánh với kích thước quả vải có cùng tên gọi. Ảnh: Kiên Trung.

Hợp tác xã Vải trứng Hưng Yên mang theo cả những quả trứng gà để so sánh với kích thước quả vải có cùng tên gọi. Ảnh: Kiên Trung.

Đon đả giới thiệu, mời chào khách nếm quả, mua vải ủng hộ nhà vườn, chị Nguyễn Thị Tâm (HTX Vải trứng Hưng Yên) tươi cười cho biết: Vải trứng Hưng Yên rất đặc biệt, có kích thước khi chín to bằng quả trứng gà, nhiều quả còn to hơn quả trứng. Quả vải trứng có vỏ mỏng, màu đỏ tươi, vị ngọt thơm, mỗi kg từ 20 - 22 quả.

Đưa cho tôi một trái vải tươi, đỏ roi rói, chị Tâm vừa tự hào vừa trêu: “Một quả vải này có giá hơn 10 ngàn đồng, em ăn thử thưởng thức xem có khác biệt không nhé”.

Để khẳng định đúng như lời chào hàng, HTX Vải trứng Hưng Yên còn đặt một rổ trứng trên bàn, bên cạnh những chùm vải đầu vụ mọng nước để minh chứng.

Chị Minh Hoa (người dân tại Khu đô thị Ecopark) đến Phiên chợ vải đặc biệt này không giấu được sự hào hứng. Được trực tiếp lựa những chùm vải tươi rói vừa từ nhà vườn mang tới, có dán tem chỉ dẫn địa lý, có mã vạch và các xác nhận chất lượng của địa phương…, chị Hoa đã mua 10kg để gia đình ăn dần và làm quà biếu, tặng bạn bè, người thân…

Đông đảo người tiêu dùng tại Khu đô thị Ecopark tới tham quan và mua vải chín sớm tại Phiên chợ vải. Ảnh: Kiên Trung.

Đông đảo người tiêu dùng tại Khu đô thị Ecopark tới tham quan và mua vải chín sớm tại Phiên chợ vải. Ảnh: Kiên Trung.

“Nói đến quả vải, chúng ta thường nhớ đến vải thiều Hải Dương hay Bắc Giang. Nhưng từ giờ trở đi, người tiêu dùng sẽ biết và nhớ đến hai loại sản phẩm của nông dân Hưng Yên, đó là vải trứng và vải lai. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, cùng với kinh nghiệm canh tác của nông dân Hưng Yên, vải lai chín sớm Phù Cừ, vải trứng Hưng Yên đang được người tiêu dùng tìm mua bằng được”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Hùng Nam phát biểu tại Phiên chợ.

Thương hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ

Không kém cạnh quả vải trứng Ân Thi, vải lai đang “nổi lên” là đặc sản của người dân huyện Phù Cừ (Hưng Yên)

Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ, ông Vũ Xuân Thủy thông tin, vải lai chín sớm Phù Cừ có đặc điểm vượt trội như quả to, vỏ quả màu sáng đẹp, vị ngọt thơm đặc trưng, thời điểm thu hoạch sớm hơn so với vải thiều.

Phó chủ tịch UBND huyện Phù Cừ, ông Vũ Xuân Thủy giới thiệu vải lai chính sớm cho khách tham quan. Ảnh: Kiên Trung.

Phó chủ tịch UBND huyện Phù Cừ, ông Vũ Xuân Thủy giới thiệu vải lai chính sớm cho khách tham quan. Ảnh: Kiên Trung.

Tại Phù Cừ, trung bình mỗi nhà vườn đang sở hữu từ một đến vài ba mẫu trồng vải lai. Có những hộ quy mô lớn lên tới vài chục mẫu vải.

“Vải lai chín sớm Phù Cừ, vải trứng Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Vùng chuyên canh giống cây này là Phù Cừ và  Ân Thi với tổng diện tích canh tác hơn 1.000ha, sản lượng đạt trên 12.700 tấn. Nhiều tổ hợp tác, hộ trồng vải đã được cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản”, ông Thủy cho hay.

Nhà vườn Đặng Hoài Nam (thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ) có 1 mẫu trồng vải lai. Năm 2022, gia đình anh Nam thu hoạch được 5 tấn quả, thu nhập hơn 100 triệu đồng.

“Năm nay, sản lượng chỉ đạt 80% so với năm ngoái nhưng giá đầu mùa đang đạt 40 ngàn đồng/kg. Người dân chúng tôi rất mong chờ sẽ có mùa vải bội thu”, vợ anh Nam cho hay.

Mỗi nhà vườn mang xuống Phiên chợ vải từ 2 - 3 tạ quả vải, trong ngày đầu tiên nhiều gian hàng đã bán hết. Ảnh: Kiên Trung.

Mỗi nhà vườn mang xuống Phiên chợ vải từ 2 - 3 tạ quả vải, trong ngày đầu tiên nhiều gian hàng đã bán hết. Ảnh: Kiên Trung.

Nhà vườn của anh Nam mang xuống Phiên chợ vải hơn 2 tạ quả. Gần hết buổi sáng, lượng vải quả của vợ chồng anh đã bán vãn được già nửa.

Tương tự, nhà vườn của anh Nguyễn Văn Mạnh có 3 mẫu vải lai chín sớm. Đây là một trong những nhà vườn nổi tiếng ở Phù Cừ. Tham gia Phiên chợ vải năm nay, mỗi nhà vườn ở Phù Cừ mang xuống gian hàng từ 2 - 3 tạ quả vải để bán và giới thiệu sản phẩm. Người dân kỳ vọng, vụ vải năm nay tuy năng suất không bằng năm ngoái nhưng chất lượng và giá thành bán cao hơn, sẽ cho thu nhập khá.

Toàn huyện Phù Cừ có trên 750ha đất trồng vải lai chín sớm, trong đó khoảng trên 80% diện tích đã cho thu hoạch. Điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu đã giúp cây vải lai chín sớm trồng trên đất Phù Cừ có những ưu thế vượt trội, thời điểm thu hoạch sớm hơn so với vải thiều chính vụ từ 2 đến 3 tuần.

Phiên chợ vải đã giúp quảng bá thương hiệu các giống vải chín sớm của tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

Phiên chợ vải đã giúp quảng bá thương hiệu các giống vải chín sớm của tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Kiên Trung.

Ưu thế chín sớm cộng với mẫu mã sáng, đẹp, vị ngọt thanh đặc trưng đã khiến quả vải lai chín sớm Phù Cừ trở thành sản phẩm nông sản thu hút thị hiếu khách hàng, cứ đến vụ thu hoạch, thương lái về đặt mua rất nhiều. Đặc biệt hơn nữa, sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu, được UBND tỉnh Hưng Yên xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao.

Để xây dựng thương hiệu vải lai chín sớm, huyện Phù Cừ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất vải lai chín sớm đạt tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải lai chín sớm được UBND huyện đặc biệt quan tâm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm