| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thứ Năm 28/03/2024 , 17:25 (GMT+7)

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Điều đó thể hiện qua dự án "Đẩy mạnh ứng dụng IPM gắn với sản xuất nông sản hữu cơ trên một số cây trồng chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022 - 2025" với mục tiêu đào tạo đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên và nông dân nòng cốt thành thạo ứng dụng IPM trên các cây trồng chính, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nông dân Hưng Yên tham gia khóa tập huấn, đào tạo về áp dụng IPM trên cây ăn quả. Ảnh: SNNHY.

Nông dân Hưng Yên tham gia khóa tập huấn, đào tạo về áp dụng IPM trên cây ăn quả. Ảnh: SNNHY.

Năm 2023, ngành nông nghiệp Hưng Yên đã tổ chức được 12 lớp huấn luyện nông dân, 6 lớp huấn luyện nông dân nâng cao. Tất cả các lớp học đều gắn với những mô hình trên các loại cây trồng phổ biến, cụ thể theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, bằng những thí nghiệm mang tính trực quan, dễ hiểu, dễ thực hành.

Thực tế thống kê với sản xuất lúa khi ứng dụng IPM đã giảm trung bình 1,1 triệu đồng/ha tiền phân bón hóa học, 1,2 triệu đồng/ha tiền thuốc BVTV, trong khi tăng hiệu quả kinh tế 3,5 triệu đồng/ha.

Với sản xuất cây ăn quả, ứng dụng IPM đã giúp giảm trung bình 3 triệu đồng/ha tiền phân bón hóa học, 5 triệu đồng/ha tiền thuốc BVTV, trong khi tăng hiệu quả kinh tế thêm 15 triệu đồng/ha.

Với sản xuất rau màu, dược liệu, ứng dụng IPM giúp giảm trung bình 2 triệu đồng/ha tiền phân bón hóa học, 2 triệu đồng/ha tiền thuốc BVTV, tăng hiệu quả kinh tế thêm 7 triệu đồng/ha.

Điều không thể cân đo, đong đếm được khi ứng dụng IPM đó chính là môi trường sống trong lành hơn, sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng nông sản được cải thiện.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.