| Hotline: 0983.970.780

Hương của đất trời

Thứ Hai 06/08/2018 , 14:30 (GMT+7)

Miền Bắc có rất nhiều nơi có sen, nhưng không sen ở đâu sánh được với sen hồ Tây. Sen hồ Tây chỉ mọc ở những vùng nước sạch nhất, trong nhất, không bị một chút ô nhiễm nào. Hương sen hồ Tây thoang thoảng, nhưng rất ngát, rất đằm, rất sâu...

Cũng như vậy, trên đất Bắc có rất nhiều nơi có trà, nhưng không nơi nào có trà ngon, trà thơm như trà Thái Nguyên. Vị chát của trà Thái là loại vị chát tuyệt vời, bởi trong vị chát ấy ẩn chứa vị ngọt. Mỗi khi nhấp một ngụm trà Thái, từ trong vị chát của nó lại tỏa ra một vị ngọt mơ hồ, lan dần từ đầu lưỡi xuống cuống họng và cứ lưu luyến ở đó mãi không chịu tan đi.
 

Sen hồ Tây kết hợp trà Thái

Hè về, sen hồ Tây chớm nở, những người làm nghề ướp trà sen ở phường Quảng An ven hồ Tây lại bắt tay vào làm loại trà đặc biệt này, tức là dùng sen hồ Tây ướp với trà Thái. Trà ướp sen có hai loại, trà ướp sâu và trà ướp “xổi”.

1143719746
Muốn có một ấm trà sen, phải tốn rất nhiều công sức (Ảnh: TN)

Để làm được loại trà ướp sâu, phải rất tỷ mỉ, rất tinh tế, rất cầu kỳ, rất công phu. Thoạt tiên, phải chọn những bông sen mới chúm chím, như thể nụ cười mỉm của cô gái vừa đôi tám. Những bông đã mãn khai không thể dùng được, bởi một khi bông đã mãn khai, là hương sen đã tan vợi vào nắng, vào gió mất rồi.

Lấy được sen, thì tách cánh sen ra để lấy nhị hoa, hay còn gọi là gạo sen, để một chỗ. Để chọn được một cân trà Thái, cũng phải rất tinh tế, rất công phu. Chè tươi mang sao phải là loại chè một tôm hai lá. Sao phải vừa độ lửa, không được chín quá cũng không được non quá. Chín quá, hương trà sẽ gắt. Còn non quá, hương trà sẽ ngái.

Để ướp được 1kg trà  Thái, cần đến 2 lạng gạo sen. Mà để có được 2 lạng gạo sen ấy, phải lấy từ trên 1.000 bông sen hàm tiếu. Trộn gạo sen với trà xong, đem ướp, sau đó sấy khô rồi lại ướp... Cái quy trình ấy cứ lặp đi lặp lại đến 7 lần, lúc đó hương sen đã ngấm thật sâu vào từng cánh trà, khiến cho trà sen có một thứ mùi không còn là mùi trà mà cũng không còn là mùi sen nữa.
 

Làm ra đến đâu, hết ngay đến đó

Ngày nay, người ta đã có thể làm ra rất nhiều loại hương nhân tạo, từ hương phở cho đến hương sen. Loại hương sen nhân tạo này khác hương sen tự nhiên thế nào, phải là người tinh tế lắm, sành điệu lắm mới phân biệt được. Muốn làm giả, chỉ việc trộn hương nhân tạo với trà là xong, chỉ vài chục ngàn hương nhân tạo là đủ ướp 1kg trà. Nhưng người làm trà sen Quảng An vẫn nhất định chỉ dùng sen tự nhiên làm trà, để giữ được cái mùi hương của đất, của trời. Giá của 1kg trà sen tự nhiên Quảng An hiện nay là trên 10 triệu đồng.

Ướp trà trong sen (Ảnh: TN)

Mỗi vụ sen, mỗi người làm trà sen cũng chỉ làm được năm, sáu kg trà, và thường là làm đến đâu bán hết ngay đến đó. Khách mua đều là khách quen, nhưng thường cũng phải đặt trước mới có phần. Nhiều người là Việt kiều tận Mỹ, tận Úc, tận Canada... Nhưng năm nào cũng đặt kỳ được mấy lạng trà sen Quảng An để dùng mỗi dịp Tết cổ truyền.

Để vận chuyển được trà đi xa cũng là một công phu. Phải cho trà vào những lọ sứ để thật khô, nút thật kỹ, có thế hương trà mới khỏi phát tán ra ngoài. Ở Quảng An hiện nay, nghề làm trà sen đã có thể được gọi là nghề gia truyền, nhiều người đã có lịch sử từ bốn, năm đời... Do sen hồ Tây càng ngày càng ít, nên ngay từ khi những lá sen mới ra  trên mặt nước, đã phải đặt cọc tiền cho người trồng sen rồi...

3143719897
Trà sen đang được ướp (Ảnh: TN)

Ngày trước, để thưởng thức một ấm trà ướp sen, người ta thường dùng nước mưa, đựng trong những chiếc ấm đồng “cò bay” (trên thân ấm có đúc nổi hình con cò đang sải cánh), đun bằng than hoa trên những chiếc hỏa lò. Hà Nội thời trước có một phố nhỏ chuyên bán những chiếc hỏa lò, rồi thành tên phố đến ngày nay, là vì thế. Ấm pha trà có nhiều loại, nhưng ấm pha ngon nhất  là ấm Thế Đức, sau đó đến Lưu Bội và thứ nữa là Mạnh Thần (Thứ nhất Thế Đức gan gà/ Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần).

Mùa đông giá lạnh, nói như thi sỹ Cao Bá Quát, là “Bếp than nương lửa cho vừa/ Khoái sao tay sạch, nước vừa rót ra” mà thưởng thức một ấm trà ướp sen Quảng An, cùng với hai ba người tri kỷ, thì không gì thú vị bằng. Ngày nay, tuy có nhiều thiết bị khác để đun nước, nhưng hương trà thì vẫn vẹn  nguyên, không có gì thay đổi. Ướp trà không chỉ là một nghề, mà còn là một nét văn hóa của đất Thăng Long “ngàn năm văn vật”.

Loại trà sen ướp “xổi”, cách làm đơn giản hơn. Ngắt những bông sen mới nở, có cả cuống dài chừng 3 gang tay về, hé cánh sen ra, bỏ vào bông sen một nắm trà nhỏ rồi buộc lại, sau đó cắm cuống sen vào lu nước chừng 2 ngày, nhấc bông sen ra, ngắt cuống, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 1 ngày nữa rồi cho lên ngăn đá trữ lại. Khi uống, chỉ việc lấy bông sen ra, để cho tan đá rồi tách bông sen lấy trà cho vào ấm. Ngày trước, khi chưa có tủ lạnh, để có được loại trà ướp “xổi”, người ta thường chèo thuyền ra đầm sen. Chọn được những bông sen ưng ý rồi thì bỏ trà vào đó  buộc lại, vài ngày sau mới chèo thuyền ra ngắt sen. Giá của mỗi bông trà sen ướp “xổi” hiện tại từ 20 đến 30 ngàn đồng tùy thời điểm.

 

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.