| Hotline: 0983.970.780

'Hữu cơ hóa' lúa - tôm

Thứ Bảy 16/10/2021 , 12:14 (GMT+7)

Mô hình lúa - tôm không chỉ nâng cao giá trị cho sản xuất, mà còn giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền nông nghiệp xanh.

Giảm phát thải khí nhà kính

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp nước ta đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, yêu cầu hàng đầu là hạ giá thành, đi đôi với nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất lúa gạo phải đáp ứng được những yêu cầu về phát triển bền vững, giảm thiểu những tác động bất lợi tới môi trường.

Tuy nhiên, sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn tồn tại nhiều nghịch lý, đây là vùng mà việc lạm dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất lúa ở mức cao nhất cả nước. Lượng sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV trên lúa, rau màu, cây ăn trái cao hơn mức trung bình cả nước từ 35-40%.

Mô hình lúa - tôm được đánh giá mang lại giá trị gia tăng cao hơn một số hệ thống canh tác lúa khác và được xem là mô hình điển hình trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực ĐBSCL. Ảnh: TL.

Mô hình lúa - tôm được đánh giá mang lại giá trị gia tăng cao hơn một số hệ thống canh tác lúa khác và được xem là mô hình điển hình trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực ĐBSCL. Ảnh: TL.

Trước thực tế đó, hiện nay nhiều địa phương đã áp dụng mô hình canh tác thông minh vào sản xuất lúa. Trong đó, phải kể đến mô hình lúa - tôm, đây được xem là mô hình phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng lúa hiện nay.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện nay, ở ĐBSCL mô hình lúa - tôm đang phát triển xấp xỉ khoảng 200.000 ha. Đây là mô hình được đánh giá mang lại giá trị gia tăng cao hơn một số hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL và được xem là mô hình điển hình trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực ĐBSCL.

Bộ NN-PTNT, các đơn vị chuyên môn cũng như các địa phương đã có rất nhiều hội thảo, hội nghị để đưa ra những định hướng cho việc phát triển mô hình tôm lúa. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện triển vọng phát triển mô hình này, cần có thêm nhiều cơ sở, thời gian hơn nữa.

Xu hướng hiện nay là hữu cơ hóa mô hình này trên cả lúa và tôm, mặc dù đây là việc rất khó khăn. Bên cạnh đó, các sản phẩm của mô hình này đang được kết hợp với việc phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu, phát triển cụm văn hóa…Vì vậy, ngoài khai thác mặt hàng nông sản tôm - lúa, mô hình này có thể khai thác thêm nhiều yếu tố khác.

Ông Lê Thanh Tùng cũng lưu ý: Khi phát triển mô hình lúa - tôm đi theo hướng hữu cơ, thì các loại vật tư đưa vào mô hình cũng phải đi theo hướng phát triển này. Vì vậy, các vùng, các địa phương khi có định hướng phát triển mô hình tôm - lúa, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch, định hướng đi theo xu thế này. Nếu không sẽ mất thêm rất nhiều thời gian để đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan chứng nhận và các nước nhập khẩu.

Vùng sản xuất tôm lúa giúp giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: TL.

Vùng sản xuất tôm lúa giúp giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, trong hoạt động canh tác lúa và nuôi tôm hiện nay, đang đặt ra vấn đề mới hơn, mang tính chất toàn cầu. Đó là, vùng sản xuất tôm - lúa có nhiều cơ hội để giảm phát thải khí nhà kính, sản phẩm của việc giảm phát thải khí nhà kính được xem là sản phẩm xanh.

Vì vậy, khi phát triển mô hình này các hộ sản xuất vừa bán được sản phẩm tôm - lúa, vừa bán luôn cả giá trị nhân văn của người dân ĐBSCL trong canh tác lúa.

 “Chúng ta chỉ nghĩ canh tác lúa - tôm để có sản phẩm đặc sản, giá trị cao thì chưa phải là mục tiêu chủ đạo của việc phát triển mô hình này”, ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Phân bón chuyên biệt cho lúa - tôm

Ông Phan Thanh Tâm, Giám đốc marketing Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chia sẻ: Thời gian qua, công ty đã phối hợp với các nhà khoa học, Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia đưa ra loại phân bón chuyên dùng cho mô hình lúa - tôm, đó là sản phẩm “Đầu trâu lúa - tôm”.

Với đặc tính sinh thái của cây lúa trong mô hình này không sử dụng nhiều lượng phân bón. Vì vậy, trong quá trình canh tác, công ty chỉ dùng duy nhất 1 loại phân bón.

 “Loại phân bón này đã áp dụng trên thực tế tại tỉnh Bạc Liêu, trong mô hình canh tác 400 ha lúa ST24, đã cho năng suất rất cao, với tổng lượng phân bón sử dụng rất thấp 280 kg/ha”, ông Phan Thanh Tâm cho hay.

Cũng theo ông Tâm, các số liệu thống kê, phân tích, đánh giá đều cho thấy loại phân bón này rất phù hợp với canh tác lúa - tôm, vì giúp tăng cường lượng canxi, silic và các chất vi lượng khác cho cây lúa… Trên cơ sở đó, trong năm 2021, công ty sẽ mở rộng việc sử dụng loại phân bón này trên mô hình tôm - lúa ở nhiều tỉnh ĐBSCL.

“Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đang rất kỳ vọng, loại phân này sẽ đồng hành với người nông dân ở ĐBSCL trong việc vừa đảm bảo năng suất, vừa đảm bảo chất lượng như mong muốn của người dân”, ông Phan Thanh Tâm cho biết.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.