| Hotline: 0983.970.780

IPHM là tiền đề phát triển nông nghiệp hữu cơ, sinh thái công nghệ cao

Chủ Nhật 19/11/2023 , 15:09 (GMT+7)

Hà Nội đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đa dạng sinh học và IPHM là nền tảng quan trọng để đạt được mục tiêu này.

IPHM là nên tảng quan trọng để Hà Nội thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đa dạng sinh học. Ảnh: Phương Thảo.

IPHM là nên tảng quan trọng để Hà Nội thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đa dạng sinh học. Ảnh: Phương Thảo.

Ứng dụng rộng rãi "3 giảm 3 tăng"

Chia sẻ tại Lễ bế giảng Khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT-IPM lên TOT-IPHM Hà Nội do Cục Bảo vệ thực vật và Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức cuối tuần qua, bà Lưu Thị Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Hà Nội nhấn mạnh, khóa tập huấn nâng cao từ IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) lên IPHM (Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp) có ý nghĩa quan trọng trong đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trau dồi kiến thức cho các cán bộ kỹ thuật.

Nông nghiệp Hà Nội đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đa dạng sinh học. Để đáp ứng yêu cầu này, trên nền tảng IPM, Hà Nội đã triển khai 23 lớp đào tạo giảng viên với các lớp rau, quả, lúa, hoa… và trên 1.400 lớp cho nông dân. Hàng năm, kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng trên 1.000 mẫu rau, trong đó chỉ 1 - 2% mẫu vượt ngưỡng cho phép, còn lại 98 - 99% mẫu đạt chất lượng trong ngưỡng an toàn.

"Hiện, các vùng canh tác của Hà Nội đều ứng dụng các kỹ thuật của Chương trình “3 giảm 3 tăng” quản lý dịch hại. Kết quả, giống tiết kiệm 50%, phân bón giảm 40 - 50%, thuốc bảo vệ thực vật giảm 70%." Bà Hằng thông tin.

Những mô hình do Chi cục Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Hà Nội trực tiếp chỉ đạo với diện tích 50ha có 100% cây trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Những địa phương duy trì được các mô hình này đến nay đều không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2023, Chi cục tổ chức 27 lớp ứng dụng IPHM để tiếp tục phát triển mở rộng ứng dụng các kiến thức này cho bà con nông dân.

Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Hà Nội kỳ vọng, sau khóa học, những học viên trở về các địa phương sẽ truyền tải kiến thức giúp bà con nông dân ứng dụng IPHM vào sản xuất, canh tác, tạo những chuyển biến lớn trong ngành trồng trọt của thành phố.

Việt Nam hiện có 486 giảng viên quốc gia, giảng viên cấp tỉnh được cấp chứng chỉ TOT-IPHM. Ảnh: Phương Thảo.

Việt Nam hiện có 486 giảng viên quốc gia, giảng viên cấp tỉnh được cấp chứng chỉ TOT-IPHM. Ảnh: Phương Thảo.

Việt Nam tiên phong ứng dụng IPHM trong ASEAN

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, với chiến lược của Bộ NN-PTNT , IPHM sẽ được triển khai nhiều lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn cho bà con nông dân. Trên cơ sở các kiến thức tiếp thu trong khóa học, ông Dương mong muốn các học viên sẽ nghiên cứu, tham mưu và ứng dụng cho cây trồng chính tại địa phương và xây dựng các mô hình chứng minh.

Theo ông Dương, sức khỏe động vật và sức khỏe cây trồng chính là cách bảo đảm dinh dưỡng cho con người. Đây là cách tiếp cận mới, trong chương trình thiết kế, Cục Bảo vệ thực vật dưới sự hỗ trợ của FAO đã đưa ra 3 nòng cốt quan trọng để triển khai: Chương trình tập huấn, tài liệu, giảng viên TOT.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai IPHM trong ASEAN. Tính hết khóa tập huấn này, Việt Nam có 486 giảng viên quốc gia, giảng viên cấp tỉnh là thế hệ đầu tiên được cấp chứng chỉ TOT-IPHM.

Với 12 năm công tác trong ngành bảo vệ thực vật, học viên Lê Thị Kim Tuyết, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, đã nhận được nhiều kiến thức mới, kinh nghiệm thực tế từ các giảng viên về sức khỏe cây trồng.

“Trước đây, tôi đã được đào tạo về IPM, nhưng sau khóa học này, tôi hiểu ra rằng, cần chú trọng toàn diện hơn nữa vào sức khỏe cây trồng thông qua IPHM. Sau tập huấn, tôi sẽ về chia sẻ với nông dân những kiến thức mới, thay đổi tư duy trong ứng dụng các biện pháp của khóa IPHM”, bà Tuyết tâm sự.

Theo bà Tuyết, giá trị lớn nhất nhận được từ khóa tập huấn này là hiểu được mục tiêu của ngành nông nghiệp cần sản xuất, cung cấp cho thị trường những sản phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi người.

Khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT - IPM lên TOT - IMHM Hà Nội có 30 học viên ở 3 tỉnh/thành: Hà Nội, Bắc Kạn, Bắc Giang. Kết thúc khóa học, 100% học viên đều đạt kết quả sát sạch, trong đó 30% đạt loại xuất sắc, 70% đạt loại khá, giỏi.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.