| Hotline: 0983.970.780

Iran: Khó khăn xuất phát từ suy giảm kinh tế

Thứ Năm 04/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Gần một thập niên sau Phong trào Xanh năm 2009, chính quyền Iran lại đang đối diện với một cuộc khủng hoảng chính trị lớn do làn sóng biểu tình của người dân. 

Tham nhũng và sự suy giảm kinh tế được cho là những nguyên nhân gốc rễ của tình hình hiện nay.
 

Căng thẳng đã giảm

AFP hôm qua đưa tin Iran đã tổ chức cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở nhiều thành phố trên cả nước với sự tham gia của hàng chục nghìn người. Tại Kermanshah, Ilam hay Gorgan…hình ảnh các cuộc tuần hành được phát trực tiếp trên kênh truyền hình nhà nước. Người biểu tình giương cao các biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu ủng hộ chính phủ và lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei. 

Người dân Iran xuống đường ủng hộ chính phủ

Theo Reuters, đây là hoạt động nhằm đối chọi lại làn sóng biểu tình diễn ra 6 ngày trước đó ở Iran, khiến ít nhất 21 người thiệt mạng. Trong số này có 2 người là thành viên lực lượng an ninh. Chính quyền Iran đồng thời bắt giữ 450 người khác trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Do truyền thông nước ngoài bị kiểm soát rất nghiêm ngặt ở Iran, hình ảnh về những cuộc đụng độ này chỉ lọt ra ngoài từ những hình ảnh trên mạng xã hội hoặc trang cá nhân. Theo đó, cảnh sát Iran đã sử dụng vòi rồng, hơi cay để trấn áp người biểu tình. Cho tới tận ngày hôm qua, tình hình mới trở nên dịu hơn do nỗ lực của chính quyền, gồm việc triển khai an ninh ở nhiều khu vực, bao gồm thủ đô Tehran. 

Theo Reuters, đây là đợt bạo động lớn nhất ở Iran sau Phong trào Xanh năm 2009, khởi phát từ những tranh cãi xoay quanh kết quả cuộc bầu cử Tổng thống. Người đắc cử là ông Mahmoud Ahmadinejad, vốn có chủ trương cứng rắn với Mỹ và phương Tây. Số người thiệt mạng trong Phong trào Xanh theo báo cáo của chính quyền Iran là 36 người, nhưng phe đối lập đưa ra con số gấp đôi. 

Cũng như năm 2009, Tehran cáo buộc Mỹ và phương Tây đứng sau các hoạt động chống phá chính quyền hiện nay. “Kẻ thù của chúng ta đang tập hợp mọi phương tiện gồm tiền bạc, vũ khí, chính sách và an ninh để gây bất ổn chế độ Hồi giáo. Chúng luôn tìm mọi cơ hội để tấn công Iran”, AFP dẫn lời đại giáo chủ Al Khamenei tuyên bố. Phát biểu của ông Khamenei đã nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người cũng đang có mối quan hệ không mấy thiện thiện với mỹ và châu Âu.
 

Gốc rễ là tham nhũng và suy giảm kinh tế

Tuy nhiên, truyền thông phương Tây dẫn lời các nhà phân tích chính trị lại cho rằng, vấn đề gốc rễ của tình hình bất ổn hiện nay ở Iran là tình hình tham nhũng lan tràn, chính quyền hoạt động không hiệu quả dẫn tới suy thoái kinh tế. 

Thoả thuận hạt nhân với các cường quốc trong nhóm P5+1 đã không giúp Iran cải thiện được tình hình như mong đợi. BBC dẫn các con số trong một điều tra gần đây nói trong gần một thập niên, người dân Iran đã nghèo đi 15%. Sau khi đắc cử năm 2013, Tổng thống Hassan Rouhani từng cam kết sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế, giảm căng thẳng xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Iran hiện vẫn ở mức 12,4%, cá biệt con số này trong giới người trẻ lên tới 28,8% hồi năm ngoái và 40% trong năm nay. Khu vực nông thôn đặc biệt bị tác động nặng nề nhất. Trong tuyên bố đưa ra hồi cuối tuần qua, ông Rouhani đã thừa nhận, “không có vấn đề nào lớn hơn là tỷ lệ thất nghiệp”, đồng thời hứa sẽ tạo môi trường minh bạch hơn. Soraya Saadaat, một phụ nữ 54 tuổi đang thất nghiệp nói với AFP, chẳng có thế lực nào đứng sau phong trào chống đối chính phủ ở Iran vào lúc này. 

Theo AFP, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley mới đây đã kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn để bàn về tình hình của Iran. Trong khi đó, Pháp và các nước châu Âu đang kêu gọi Iran kiềm chế.

(Theo Reuters, BBC, AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm