| Hotline: 0983.970.780

Italia, chặng cuối của hành trình

Thứ Sáu 23/12/2011 , 13:00 (GMT+7)

Chúng tôi vừa đặt chân đến nước Ý. Với bệnh nghề nghiệp, khi xuống xe xe tôi đến ngay thửa ruộng gần nhất để xem ở đây nông dân trồng cấy gì. Tôi đã thấy những vườn nho cổ thụ, những vườn đào, táo, lê, mận... rộng bát ngát. Phải nhìn rất xa tôi mới thấy những ngôi nhà thấp thoáng trên đỉnh núi cao như vùng Sơn La của Việt Nam. 

>> Ghé thăm nước Đức
>> Những đức tính tốt đẹp của người Hà Lan
>> Tiến vào nước Bỉ
>> 12 ngày qua 6 nước Tây Âu

Sáng nay chúng tôi sẽ đi khám phá Venice. Từ bến tàu đi thuyền mất khoảng 20 phút thì tới quần đảo này. Venice đang bị chìm dần xuống biển. Du khách có thể nhìn thấy những ngôi nhà đang chìm đến cửa sổ. Cảm nhận đầu tiên của tôi đúng như những lời đồn về người Ý. Người Ý rất khó tính và nguyên tắc, y như người Đức. Đến thăm Venice việc đầu tiên là tài xế phải đăng ký để cảnh sát cấp cho một cái sổ đi lại trong thành phố. 

Chúng tôi thăm đảo Venizeni, trên đảo có Quảng trường Mark. Đứng tại nơi đây tôi đã cảm nhận thấy vai trò của đạo Thiên Chúa Giáo gắn liền với lịch sử nước Ý nói riêng và cả châu Âu nói chung như thế nào. Một điều rất đáng khâm phục, là cách đây 500 năm người châu Âu đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ và cầu kỳ, thiết lập một chế độ cộng hoà mà ngày nay cả thế giới hiện đại đang lấy làm hình mẫu để noi theo. Người ta biết tìm cách cho người dân bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền và hướng cho người dân biết bầu cử chứ không theo chế độ quân chủ mà ở đó tiếng nói của nhà Vua là duy nhất đúng.

Tại Venice chúng tôi được xem một xưởng sản xuất thuỷ tinh theo phương pháp của người Trung cổ. Họ làm thuỷ tinh ở trình độ chuyên nghiệp đến mức đã thành nghệ thuật. Thuỷ tinh làm ra gồm những sản phẩm tiêu dùng tinh xảo và những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là đồ trang sức. Tôi chợt nhớ đến một cơ sở tương tự ở Quảng Châu- Trung Quốc, nhưng xưởng này trình độ và chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều. Dĩ nhiên tiền nào của ấy, giá đồ thủy tinh ở Venice luôn cao nhất thế giới. Một bộ uống trà có thể đến hàng trăm triệu đồng tiền Việt Nam.

Trước khi đến, tôi cứ nghĩ Venice là một vùng đất liền nằm trên một đầm nước. Thực ra Venice là một quần đảo có trên 100 đảo lớn nhỏ. Hơn trăm hòn đảo đã bị một triều đại thống trị cho đến khi Naponeon đánh chiếm và sau chiến tranh thế giới 2 mới thuộc về Ý.

Sau khi ăn trưa chúng tôi lên xe tiếp tục đi sâu vào bên trong nước Ý. Tối nay chúng tôi sẽ thăm thành phố Florence, một vùng đất trên núi cao. Florence trước đây cũng là một vương quốc, nhưng mạnh hơn Venice. Nằm sâu trong đất liền và có rất nhiều nông sản, kinh tế phát triển, nên Florence cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp cho tất cả các nước xung quanh của châu Âu.

Từ Venice đi đến Florence, địa hình chủ yếu là đồng bằng xen kẽ những dãy núi. Tôi thấy phong cảnh và địa hình giống như từ Đức sang Ý và từ Frussel sang Venice. Đến Florence lúc xế chiều nhưng cả đoàn vẫn kịp đi thăm nhà thờ Maria - nhà thờ Thánh nữ lớn nhất thế giới, đến quảng trường Florence, thăm tượng chàng Davis. Thời phục hưng, người ta đã đưa ra một mẫu người mà hôm nay thế giới hiện đại vẫn phải hướng đến, đó là sự cân đối hài hoà về kích thước các bộ phận trên cơ thể. Bằng chứng là thế kỷ 21 rồi vẫn chưa hoạ sỹ nào đưa ra được mẫu người đẹp hơn, cân đối hay phù hợp hơn tượng chàng Davis.

Giá cả ở Châu Âu so với Việt Nam thì không tưởng tượng nổi. Một cốc bia nhỏ giá 7,5 euro tương đương gần 230.000 đồng. Thế mới biết mức sinh hoạt ở Tây Âu so với bên mình chênh lệch như thế nào? Nhưng nếu cứ quy ra tiền Việt thì chẳng lẽ không dám tiêu pha gì. Thế là chúng tôi tạm giao ước, khi ở bên này thì không nói đến tiền đồng nữa, chỉ biết euro mà thôi.

Sáng nay chúng tôi rời Florence đến Rome, điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình. Rome là thủ đô của nước Cộng hòa Italia, người Việt còn gọi là Ý. Chúng tôi bắt đầu rời Florence đi Rome lúc 7h05. Hướng dẫn viên cho biết trên đường đến Rome, chúng tôi sẽ ghé thăm tháp nghiêng Pisa, nên cả đoàn ai cũng háo hức.

Tháp nghiêng Pisa là do nền địa chất yếu. Người ta đã tìm mọi cách để giữ tháp không đổ. Đầu thế kỷ 20 người Ý đã rót bê tông vào phần móng bị nghiêng nơi chân đế nhưng khốn thay, bê tông đã làm cho tháp nghiêng nặng hơn. Sau này người ta dùng nhiều biện pháp để giữ cho tháp nghiêng chậm hơn và các kiến trúc sư đảm bảo rằng tháp sẽ tồn tại 200 năm nữa trước khi nó đổ hẳn. Nhưng quả thật không ai trong số chúng ta đang sống sẽ thọ được 2 thế kỷ nữa để xác tín điều mà các kiến trúc sư nói ra. Pisa cũng như Florence và Venice, đó là những vương quốc riêng rẽ của nhà nước La Mã cổ đại. 

Trong khoảng 2 giờ chúng tôi đã đi thăm tháp Pisa. Đây chính là tháp chuông của một nhà thờ Thiên Chúa Giáo, cũng giống những nhà thờ khác ở châu Âu nhưng nó chợt nổi tiếng bởi cái tháp nghiêng kỳ lạ có tên Pisa đã được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thế giới. Nhưng nếu tháp nghiêng thêm nữa nó sẽ đổ và nơi đây không còn ý nghĩa gì. Tháp Pisa được coi là biểu tượng của nước Ý. Người Ý tự hào về tháp Pisa như người Pháp tự hào về tháp Eiffel.

Hàng ngày có hàng vạn người đến thăm những toà tháp như thế, vốn không hề hiếm ở Ý. Chính những kỳ quan này đã đem lại cho nền công nghiệp không khói của Ý một nguồn thu nhập rất lớn, lại không mất nhiều công sức. Người ta nói, hàng năm nước Pháp có tới 60 triệu khách du lịch tới thăm, tức bằng đúng dân số Pháp, thì riêng Paris đã có tới 12 triệu lượt người. Trong khi đó cả Việt Nam chỉ có 5 triệu khách du lịch ngoại một năm, chưa bằng nửa số người đến kinh đô ánh sáng. Còn số khách du lịch đến Ý tôi không nắm được nhưng chắc chắn không ít.

Ngày cuối cùng chúng tôi đi thăm đấu trường La Mã được xây dựng cách đây gần 2.000 năm, đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Tác giả của đấu trường nổi tiếng này là một nhà vua La Mã có tên là Vecpa. Đấu trường có sức chứa 50.000 chỗ ngồi, là một biểu tượng của đế chế La Mã. Đến thế kỷ thứ 16 đế chế này sụp đổ, người Ý dùng đấu trường vào nhiều việc khác nhau, trong có đua ngựa. Ngày nay đấu trường La Mã và những khu phố bỏ hoang xung quanh tạo thành một bảo tàng mở ngay trong thành Rome, thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan.

Trên chuyến bay từ Roma về Bangkok, tôi liên tưởng về đất nước Việt Nam thân yêu của mình. Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển, chúng ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta có quyền tự hào về đất nước mình nhưng đất mẹ đang cần sự chung sức chung lòng để đưa Tố quốc đi lên giàu mạnh, khang cường. Ngày đó có thể đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào mỗi người con đất Việt.

Chúng tôi cũng đã thăm Tòa thánh Vaticane. Vaticane được công nhận là một nhà nước độc lập năm 1927, có ghế ở Liên hợp quốc, quân đội chỉ tuyển người Thuỵ Sỹ. Những vệ sĩ Vaticane với biểu tượng là chiếc mũ đội đầu có một túm lông ở trên, trông rất đặc biệt. Đó là một loại lông gà được nuôi ở vùng phía bắc nước Anh với số lượng rất hạn chế. Gà nuôi để lấy lông nên bộ lông của nó được chải chuốt rất mượt trong suốt quá trình nuôi dưỡng. Khi thu hoạch, lông được trông giữ cẩn thận trước khi đưa đi làm mũ. Vaticane là trung tâm đầu não của Đạo cơ đốc toàn thế giới.

12 ngày qua 6 nước Tây Âu. Đó là một chuyến đi để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm nhận về những làng quê châu Âu xinh đẹp, về những đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, nhiều bài học về văn hóa, lối sống, ứng xử mà nếu không đi và quan sát thì tôi không có cơ hội năm bắt. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tôi đi 12 ngày nhưng học được cả một kho kiến thức.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm