| Hotline: 0983.970.780

Jakarta, thành phố chìm dần và ngập bủm

Thứ Tư 08/01/2020 , 14:25 (GMT+7)

Cứ mỗi mùa mưa, các khu dân cư ở thủ đô Indonesia bì bõm lội nước, đi xuồng như một điều hiển nhiên đã nhiều năm qua.

Một người dân dùng gậy chống dò dẫm đi qua vùng ngập nước sau những trận mưa lớn đầu năm 2020 ở Jakarta.

Diện tích và số khu dân cư sống quen với cảnh này đang ngày một phình lên. Giờ như đã hết thuốc chữa, giới khoa học nước này chỉ còn trông đợi vào “ý chí chính trị” để ứng phó.

Jakarta hứng những cơn mưa trút xuống thành phố ngay trong những ngày đầu năm mới 2020 vừa qua. Mưa to và thoát nước kém đã đẩy 158 khu dân cư ngập bủm dưới nước.

Cơ quan Ứng phó thảm họa quốc gia (BNPB) cho biết, mưa và lụt đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, nhiều người lâm cảnh không còn chỗ trú. Ít nhất 60 người được ghi nhận thiệt mạng ở vùng Jakarta và tỉnh Lebak lân cận, do chết đuối, nhiễm bệnh và giật điện.

Theo BNPB, 173.000 người từ hơn 40.000 gia đình đã phải sơ tán đến chỗ an toàn.

Ngập lụt đã trở thành hiện tượng mãn tính với Jakarta trong nhiều thập niên đã qua. Không biết bao nhiêu giải pháp, từ khẩn cấp là bơm hút đến nâng cấp hệ thống thoát nước, mở rộng lòng song, được thực hiện nhưng tình hình lại ngày một trầm trọng hơn.

Năm 2007, ngập lụt đã xảy ra trên 70% diện tích thành phố, làm hơn 400.000 người phải sơ tán và 60 người thiệt mạng. Đó là trận lụt kinh hoàng nhất mà Jakarta hứng chịu trong hàng chục năm liền trước đó.

Ở một vài địa điểm, nước dâng cao đến 4m khiến không ít người chết vì đuối nước. Thiệt hại kinh tế vẫn không thể xác định được, con số ước tính dao động từ 8.200 tỷ rupiah (khoảng 900 triệu USD lúc đó) đến 21.000 tỷ rupiah. Chỉ có con số chính xác là bảo hiểm phải chi trả 1.200 tỷ rupiah.

Tổng thống Joko Widodo hiểu rất rõ tác hại xã hội và kinh tế do ngập lụt gây ra cho thủ đô. Trong nhiệm kỳ làm thống đốc Jakarta, vào năm 2013, mưa lớn kéo dài mấy ngày liền cùng với hiện tượng triều đã biến thành phố thành một cái ao khổng lồ, ngập 2m đến 5m dưới nước là chuyện bình thường. Năm đó, 97.000 ngôi nhà bị hỏng sập ảnh hưởng đến cuộc sống của 250.000 người. Ngân hàng Thế giới ước tính thiệt hại kinh tế là 4.400 tỷ rupiah.

Chưa kịp phục hồi, sang năm sau đó, Jakarta hứng thêm 3 trận mưa lớn, kẻ cả cơn mưa bất thường vào tháng 5 mùa khô. Gần đây hơn, vào năm 2018, ngập lụt đã diễn ra thường xuyên với 46 lần được ghi nhận và hơn 15.000 mất nhà cửa.

Lần này, chào năm 2020 là cơn mưa không chỉ gây ngập lụt ở vùng ngoại ô Jakarta như thường thấy vì vốn là nơi có hạ tầng kém, vùng lõi thủ đô cũng có nơi ngập đến 6m nước, còn phổ biến là 2m. Cư dân Jakarta sẽ còn phải nín thở chờ mua mưa đi qua, thường là kết thúc vào cuối tháng 4.

Không phủ nhận được là có những yêu tố vượt ngoài khả năng kiểm soát của con người tác động đến ngập lụt ở Jakarta, như biến đổi khí hậu, chu kỳ thủy triều, mưa. Nhưng con người chắc chắn có tác động gián tiếp, như nạn phá rừng, xây dựng không được kiểm soát, quy hoạch đô thị kém và xả thải rác các loại.

Hệ thống thoát nước xuống cấp nhanh cùng với những trì hoãn khó hiểu đối với kế hoạch nâng cấp càng làm tình hình thêm trầm trọng.

Chèo thuyền dạo chơi trên phố phường thủ đô.
Năm 2019, chính phủ của Tổng thống Joko Widodo thông báo sẽ di dời thủ đô từ Jakarta đến Đông Kalimantan, giảm áp lực về dân số và quy hoạch đô thị. Đến thời điểm này, đây vẫn được xem là giải pháp khả dĩ nhất cho Indonesia. Nhưng kế hoạch giữ Jakarta tiếp tục là trung tâm kinh tế, tài chính của đất nước không ngừng đòi hỏi phải tìm được lối ra cho vấn nạn ngập nước kinh niên.

Bên cạnh đó, Jakarta là đô thị có tốc độ lún nhanh nhất thế giới, mỗi năm tụt xuống 5 - 10cm so với mực nước biển, có nơi lún đến 25cm. Hiện một nửa thành phố đã tụt xuống dưới mực nước biển.

Nếu không có những giải pháp tổng thể, giới chuyên gia dự báo toàn thủ đô Jakarta có thể xuống dưới mực nước biển vào năm 2050 và Viện Kỹ thuật Bandung ước tính tổn thất kinh tế vào năm 2027 lên đến 36.000 tỷ rupiah.

Đến nay, làm thế nào để hóa giải những thách thức đó cho Jakarta vẫn chưa có lời giải và chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng chưa có tiếng nói thống nhất, đặc biệt là việc an trị con sông Ciliwung cùng hệ thống của nó.

Chính vì vậy, các chương trình của chính phủ trung ương thiếu đi sự tiếp ứng nhuần nhuyễn và hiệu quả từ địa phương.

Trong khi trung ương thúc đẩy các dự án đập Ciawi và Sukamahi để kiểm soát nước đổ về Jakarta, Bogor, Depok, Bekasi, thì những nỗ lực điều phối nước ở hạn nguồn là trì trệ.

Dự án xây bức tường ngăn nước khổng lồ thẩm thấu từ vịnh Java không hề có tiến triển trong nhiều năm qua. Dự án chỉnh trị dọc lưu vực sông Ciliwung ảnh hưởng đến các khu dân cư tự phát nên bị phản đối khiến nó bị đóng băng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm