| Hotline: 0983.970.780

Kết cục bi thảm

Thứ Tư 25/08/2010 , 11:00 (GMT+7)

Hãy trả Khăm Bun về Tây Nguyên, câu nói đó chúng tôi đã không chỉ nghe một người nói. Nhưng bây giờ thì không thể trả được nữa rồi. Khăm Bun ra đi và còn lại đó một bài học đau xót.

Hãy trả Khăm Bun về Tây Nguyên, câu nói đó chúng tôi đã không chỉ nghe một người nói. Nhưng bây giờ thì không thể trả được nữa rồi. Khăm Bun ra đi và còn lại đó một bài học đau xót.

>> Khăm Bun& số phận đen đủi

Liên đoàn Xiếc chủ quan?

Nhiều tổ chức quan tâm đến động vật hoang dã đã giới thiệu cho Liên đoàn Xiếc Việt Nam các chuyên gia nước ngoài như tiến sỹ Jonathan Crackcall, Giám đốc Động vật học; tiến sĩ Marwell Wildlife, người Anh, cố vấn thú y cho Hội Chuyên khoa Voi và động vật hữu nhũ BIAZA, cố vấn EEHV cho Dự án Quản lý voi toàn cầu và tiến sỹ Michael Lynch, Sở thú Melbourne, Australia; bác sỹ thú y Hoa Kỳ Nathan Henry... Nhiều chuyên gia đã đến tại chuồng, khám rất kỹ cho Khăm Bun. Các chuyên gia đều nhận định: vết thương của Khăm Bun rất nghiêm trọng, không thể lành lại trừ khi thay đổi cách nuôi dưỡng, chăm sóc thú y và rất cần thiết phải tìm sự hỗ trợ của chuyên gia giỏi (đã từng chữa nhiều voi ở rừng bảo tồn Châu Phi). Các chuyên gia cũng chưa từng trực tiếp chữa voi nên cũng chẳng ai nhận đảm trách xử lý “sự cố” này, vì cũng ngoài khả năng của họ!

Để tìm hiểu nguyên nhân và chọn “vũ khí” thích hợp tiêu diệt ổ vi trùng, tại công văn 435/CV-LĐX, ngày 03/8/2010 Liên đoàn Xiếc đã mời Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương đến lấy mẫu, xét nghiệm tìm vi trùng và làm kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để xử lý chân voi. Ngày 9/8/2010, cán bộ phòng vi trùng đã lấy dịch tại vết thương chân voi. Tại phiếu trả lời kết quả 480/TTCĐ/XN, ngày 11/8/2010 Trung tâm Chẩn đoán đã phân lập ra tập hợp rất nhiều loại vi trùng, chủ yếu là các vi trùng sinh mủ Staphylococcus sp; Streptococcus sp; Bacillus sp... và khuyến cáo sử dụng các loại kháng sinh Amoxilin, Gentamicin, Rifamicin là các loại kháng sinh có hiệu quả điều trị. Thật không may là sáng 11/8/2010 Khăm Bun đã qua đời, chưa kịp sử dụng kháng sinh.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã đánh giá quá thấp về vết thương chân voi, tự tin rằng sẽ điều trị khỏi, đã nhận về để điều trị trong khi ở Việt Nam hiện nay chưa có bác sĩ thú y chuyên về động vật hoang dã (kể cả những thầy giáo đào tạo ra các bác sĩ thú y cũng không hề có kinh nghiệm chữa voi). Thế nên việc Liên đoàn Xiếc tin là nhất định chữa khỏi và nhất định sẽ đào tạo Khăm Bun trở thành một "nghệ sĩ trên sân khấu tròn" là “nói trước, bước không tới”. Hậu quả là vết thương ở chân đã giết chết voi và các bác sĩ Liên đoàn Xiếc  hoàn toàn bất lực sau hơn một năm trời vật lộn với ổ vi trùng chân voi.

Thực tế Khăm Bun không phải là trường hợp động vật hoang dã duy nhất bị chết trong môi trường nuôi nhốt mà từng có khá nhiều nạn nhân khác chung số phận bi đát. Điều đó nói lên cái gì? Nên chăng phải nâng cấp Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã với các bác sĩ thú y giỏi? Hiện nay Cục Kiểm lâm (Bộ NN - PTNT) đã có Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã ở Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội), tuy nhiên khả năng cứu hộ rất hạn chế. Những ca bệnh của dã thú (hổ, gấu, báo…) đều phải hợp đồng với chuyên gia bên ngoài vào chữa. Bộ máy thú y của Trung tâm rất sơ sài về trang thiết bị điều trị và yếu kém về chuyên môn. Một vài thú y sau khi về Trung tâm một thời gian lại xin chuyển chỗ khác do mức sống không đảm bảo. Hiện nay thú y của Trung tâm rất cần được đầu tư, nâng cấp để có thể xử lý chuyên nghiệp với những ca bệnh của thú hoang dã.

Người dân xót thương

Chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở số 24, ngõ 62 phố Mai Động (Hà Nội) khi nghe tin con voi con lạc mẹ trên thông tin đại chúng đã cảm thấy rất thương xót như con mình vậy. Chị đã liên lạc với những người đang chăm sóc chú voi ở trong Tây Nguyên để gửi tiền nuôi “con trai” của mình, mỗi tháng vài triệu. Những tuần cuối cùng của Khăm Bun, chị Hà đã đến thăm liên tục như thăm người thân ốm, đến nỗi Liên đoàn Xiếc phải lo ngại không muốn chị đến…

Quá lo lắng cho Khăm Bun, chị Hà đã đến thăm lén voi lúc 4 giờ sáng, như thế chị phải dậy từ 3h00 sáng để chuẩn bị để đi xe ôm gần 10km đến Liên đoàn Xiếc. Tất nhiên để được vào lúc tảng sáng, chị cũng phải “vận động hành lang” với những nguời có liên quan đến sự bảo vệ Liên đoàn Xiếc. Sự chăm sóc của chị cho voi thật là độc nhất vô nhị. “Hôm nào nắng ráo còn đỡ, gặp hôm trời mưa to, vất lắm. Nhưng bà ấy chẳng nghỉ hôm nào. Bọn thú ở đây đều quý bà ấy. Nhiều lần tôi tính chuyện bỏ đi mối xe ôm này, nhưng dường như mình lây ở bà ấy tình yêu thương với voi”, anh xe ôm chở chị Hà kể chuyện.

Khăm Bun vừa tắt thở, chị Hà đã có mặt và ôm chú voi con khóc nức nở như chưa từng được khóc. Một vòng hoa trắng với hương hoa, vàng tiền, hoa quả… đã được đem đến để vĩnh biệt Khăm Bun. Một người khác thì thể hiện ý kiến của mình trên mạng như sau: “Khăm Bun chỉ đơn giản là một con voi. Thay vì những thủ tục phúc tạp, những giấy tờ, quyết định, thông báo, chỉ đạo... mà rất nhiều cấp có thẩm quyền muốn tham gia vào việc quyết định chuyển một con vật thành một món đồ chơi, thay vì đó, hãy trả Khăm Bun về với nơi nó đã được chăm sóc. Tây Nguyên có thể không phải là nơi tốt nhất cho nó, nhưng Hà Nội, rõ ràng là một nơi không thích hợp cho một con vật bé nhỏ (7 tuổi đời) và tội nghiệp như Khăm Bun. Đang đau ốm mà cũng phải học dần đi mà diễn xiếc, chưa kể bao ý tưởng tuyệt vời khác mà bao người mong đợi từ một con voi, nào bảo tồn, nào phim, nào tiền, nào công, người này bảo tốt, người kia bảo tốt, bao người tham gia, bao người có ý kiến, cuối cùng chỉ đơn giản tất cả những điều đó là không phù hợp”.

Hãy trả Khăm Bun về Tây Nguyên, câu nói đó tôi đã không chỉ nghe một người nói. Nhưng bây giờ thì không thể trả được nữa rồi. Khăm Bun ra đi và còn lại đó một bài học đau xót. 

Về ông Khăm Phết Lào

Khăm Phết Lào là con trai thứ 9 của ông Ama Kông ("vua voi" ở Bản Đôn), người sở hữu có những thang thuốc ngâm rượu được cho là làm tăng sự sung mãn của đàn ông khi "nhập cuộc". Khăm Phết Lào luôn kêu lên rằng “xin đừng cưa chân voi” (mặc dù chẳng ai nghĩ đến chuyên cưa chân, tháo khớp một con vật không thể đứng bằng 2 chân, nhất là voi nặng cả vài tấn). Theo ông, bằng cách cho voi ăn thật nhiều thân cây đu đủ, nấu vỏ cây trâm rừng sắc chung với vỏ lộc vừng, cô lại thành cao loãng, pha tí muối, tưới vào vết thương, loét rộng loét sâu cỡ nào cũng lành hết. Hoặc liều thuốc tiên khác là cho voi dẫm chân vào ổ mối cũng tốt… 

Nên cho Khăm Bun uống thuốc xổ giun để nâng cao thể trạng, rồi vừa sử dụng bài thuốc nấu của cha con “vua voi”  tưới vào vết thương mỗi ngày, vừa kết hợp dùng kháng sinh đồ liều cao mới hiệu quả. Trong hội nghị, Khăm Phết Lào cũng không dám đứng ra nhận chữa một cách tự tin vì ông cũng thừa biết vết thương của Khăm Bun đã gần một năm trời chữa trong Tây Nguyên đâu đã khỏi hẳn…liệu ông có ở được một năm ngoài Hà Nội để theo chữa cái chân của Khăm Bun không? Ngoài mang một bầu kinh nghiệm dân gian về chữa voi ra Hà Nội, ông còn tranh thủ mang theo cơ số thuốc để ngâm rượu Ama Kông chữa cho các “con voi của các quý ông” Thủ đô vốn tẩm bổ nhiều dinh dưỡng nên yếu xìu, trên bảo, dưới không nghe. Nghe đồn chỉ hai ngày là bán hết nhẵn.

Hiệp thợ voi Tây Nguyên tỏ ra cao tay hơn các bác sĩ thú y của Liên đoàn Xiếc vì thế họ đã sang tay Khăm Bun với vết thương chân nghiêm trọng (và theo họ chữa được nó còn khướt) để lấy hơn 100 triệu. Nếu vết thương này chữa khỏi được thì liệu Khăm Bun có về Liên đoàn Xiếc được không? Theo chúng tôi là hơi khó. Nếu Khăm Bun không chết ở Hà Nội thì cũng có thể chết ở Tây Nguyên, nhưng chắc chắn thời gian chết có thể lâu hơn, bởi lẽ sự thật là vi trùng hoại thư đã ăn gần hết xương cổ chân của Khăm Bun…Không có thuốc diệt tủy thì Khăm Bun sẽ vô cùng đau đớn như người bị sâu răng vậy. Khăm Bun chết đi mọi đau đớn của nó cũng sẽ chấm dứt. Một lần nữa chúng ta vĩnh biệt chú voi con ở Bản Đôn mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm