| Hotline: 0983.970.780

Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi và hải đảo

Thứ Bảy 18/11/2023 , 19:07 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Ngày 18/11, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp miền núi được giới thiệu, kết nối tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp miền núi được giới thiệu, kết nối tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Hội nghị tập trung thảo luận về “Giải pháp gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”, với các diễn giả đại diện cho diện doanh nghiệp phân phối và đại diện kênh bán hàng thương mại điện tử các sản phẩm miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Đáng lưu ý, các đại biểu đã một số vấn đề trọng tâm như: Chính sách hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Hoạt động hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương; Giải pháp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo; giải pháp hỗ trợ chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu thủy hải sản,...

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hội nghị là một trong những hoạt động của Bộ Công Thương triển khai Chương trình năm 2023 với mục tiêu kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Đây là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Qua đó, sẽ có cơ sở đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo. Góp phần thực hiện hiệu quả chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo.

"Hội nghị được tổ chức với mục đích chia sẻ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện chương trình “phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn 2021-2025”. Đồng thời thảo luận các giải pháp về chính sách, hỗ trợ sản xuất, chế biến, kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo", bà Nga chia sẻ.

Thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan bám sát mục tiêu của chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 triển khai 15 đề án, nhiệm vụ.

Trong đó, chú trọng vào các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản, các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương như: Hỗ trợ triển khai kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản; tổ chức các Hội nghị, hội thảo, hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của các địa phương nhằm kết nối tiêu thụ ổn định vào chuỗi phân phối của các siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu.

Từ đó, đã bước đầu hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Mục tiêu tổng thể của chương trình trong cả giai đoạn 2021-2025 là: Đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9 - 11% hàng năm; phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực.

Xem thêm
Bất thường giá vé máy bay, Cục Hàng không vào cuộc

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không vừa lập đoàn kiểm tra hoạt động bán, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.