| Hotline: 0983.970.780

Khá lên nhờ trồng đào bán tết

Chủ Nhật 21/11/2021 , 18:53 (GMT+7)

THANH HÓA Cây đào đã mang lại cho người dân thôn Thọ Lộc thu nhập không nhỏ. Bà con cũng ngày càng chú trọng hơn về kỹ thuật, đầu tư chăm sóc.

Những mảnh vườn dưới chân đồi dốc ở thôn Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) trước đây người dân trồng "tạp phế lù" các loại cây trồng, nhưng chẳng cây gì đem lại thu nhập đáng kể.

Tuy nhiên những năm gần đây, hơn 240 hộ gia đình ở thôn Thọ Lộc đã có không ít hộ vươn lên khá giàu nhờ cây hoa đào. Theo ông Mai Xuân Hinh, Trưởng thôn Thọ Lộc hơn 95% gia đình ở đây đi lên nhờ cây hoa đào.

Nhờ chân đất đồi thích hợp với cây hoa đào, cho giá trị kinh tế khá cao nên bà con trong thôn ngày càng chú trọng việc cải tạo vườn tạp sang trồng đại trà cây đào Tết.

Hiện nay, bà con thôn Thọ Lộc đã trồng mới, mở rộng thêm các diện tích trồng đào. Ảnh:  Lê Cương.

Hiện nay, bà con thôn Thọ Lộc đã trồng mới, mở rộng thêm các diện tích trồng đào. Ảnh:  Lê Cương.

Để hoa đào nở hoa đúng vào dịp Tết, vào đầu tháng 11 Âm lịch, cây đào được tuốt (cắt, hái) gần như hết lá, chỉ trơ lại ít lá non đầu cành làm cho toàn thân cây bị ức chế..., khiến đào sẽ ra nụ, nở hoa (nếu không đào sẽ khó có thể nở hoa).

Cây đào to, xum xuê, hoa đẹp bán vào những ngày Tết Nguyên đán có giá từ 6 - 7 triệu đồng/cây (đối với cơ quan, công sở), thấp hơn cũng từ 3 - 4 triệu đồng/cây (người có điều kiện về tài chính). Cành, cây đào nở hoa có kích cỡ vừa phải có giá từ 500 ngàn đồng - 1 triệu đồng (hợp với túi tiền số đông gia đình thôn quê).

Ở Thọ Lộc, các gia đình vừa chuẩn bị lo sắm tết, vừa hối hả bận bịu từ khoảng 15/12 Âm lịch đến sát tết. Đào tết ở đây còn được đưa đi bán ở các nơi trong và ngoài huyện.

Trên 7 sào đất của gia đình ông Nguyễn Xuân Dũng ở thôn Thọ Lộc có hơn 200 gốc đào tái sinh, sau 3 năm trồng chăm sóc thì cho thu hoạch. Ông cho biết, hạt giống đào được lấy từ quả chín rụng xuống, không phải mua. Lao động chủ yếu là người trong gia đình, không thuê mướn.

Cây đào không phải đầu tư nhiều vốn như một số cây trồng khác, công việc chủ yếu là chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, vun gốc, tỉa lá, thuốc phòng bệnh, vận chuyển... Những năm gần đây, trừ chi phí, bình quân ông Dũng thu về trên 40 triệu đồng từ bán đào tết, giá trị từ cây đào tết cao hơn rất nhiều lần so với các loại cây trồng, hoa màu khác.

Gia đình ông Nguyễn Văn Cương ở cùng thôn có hàng trăm gốc đào, năm ngoái số tiền thu nhập từ bán đào tết cũng 40 - 50 triệu đồng, những hộ trồng đào thu nhập thấp nhất cũng trên dưới 20 triệu đồng...

Cây đào đã mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân thôn Thọ Lộc. Ảnh: Lê Cương.

Cây đào đã mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân thôn Thọ Lộc. Ảnh: Lê Cương.

Ông Nguyễn Xuân Dũng chia sẻ: Hạt đào ươm tại vườn, khi cây cao 0,3 - 50cm thì đem trồng, chăm sóc. Cây đào 5 năm tuổi được bán với giá 1 triệu đồng/cây, cây 3 năm tuổi bán 500 ngàn đồng/cây. Trong thôn, nhà trồng nhiều đào từ 50 - 100 gốc, nhà ít cũng vài ba chục gốc. Đào trồng mới sau 3 năm sẽ cho thu hoạch. Đào cưa cành, để gốc, lên chồi, chăm bón thì từ 3 - 4 năm trở đi mới thu hoạch.

Sau 1 năm, cần tạo tán, tỉa cành để cây đào phát triển đẹp, xum xuê. Chú ý chăm sóc, bón phân chuồng hoai mục, lân NPK, vôi xung quanh gốc (cách gốc 40 - 50cm), phun thuốc khi có rệp, sâu bệnh làm thân hoặc cành đào sùi mủ. Lá đào có vị đắng nhưng sâu vẫn ăn, tuy nhiên vẫn có thuốc đặc trị. Cần tưới nước để giữ độ ẩm khi trời nắng và thoát nước chống ngập khi trời mưa (cây đào bị úng nước sẽ chết).

Nhằm động viên khuyến khích các hộ gia đình trồng đào ở Thọ Lộc, Hội Làm vườn huyện Hà Trung đã mời chuyên gia từ huyện Như Thanh (một huyện miền núi trong tỉnh Thanh Hóa) có nhiều kinh nghiệm về địa phương tập huấn kỹ thuật chuyên trồng, chăm sóc cây đào. Trên 70 số hộ gia đình thôn Thọ Lộc theo đó đã tham gia lớp tập huấn.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.