Hội Bệnh lý Thú y châu Á - Asian Society of Veterinary Pathology (ASVP), thành lập từ 2003 với 9 nước thành viên. Hai năm một lần, các nước thành viên sẽ tổ chức hội thảo khoa học với mục đích chia sẻ, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Thú y.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi ở Việt Nam. |
Năm 2017, tại ở Ấn Độ, Việt Nam đã giành quyền đăng cai ASVP 2019. GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp VN được bầu làm Chủ tịch ASVP nhiệm kì 2017 – 2019.
Sau gần 2 năm chuẩn bị, ASVP 2019 sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/10 tại Hội trường A của Học viện Nông nghiệp VN.
Chủ đề xuyên suốt của hội thảo là "Kỷ nguyên mới của sức khỏe động vật: Bệnh truyền lây giữa người và động vật, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh mới nổi và ung thư".
Tại ASVP 2019, đại biểu sẽ được lắng nghe 43 báo cáo khoa học, 60 poster nghiên cứu của 34 đại biểu quốc tế đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm tham chiếu về dịch tả lợn châu Phi của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
Các nhà khoa học Việt Nam từ Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Cục Thú y, Viện Thú y, Đại học Nông Lâm Huế… cũng sẽ có nhiều báo cáo khoa học liên quan.
Thông tin về Hội thảo bệnh lý thú y châu Á lần thứ 9. |
Đặc biệt, hội nghị sẽ sự góp mặt của các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về Dịch tả lợn châu Phi và ung thư như TS. Aruna Ambagala – Phòng tham chiếu về dịch tả lợn châu Phi của OIE tại Canada; TS. Francisco Javier Salguero Bodes – Trung tâm y tế công cộng (Vương quốc Anh); Giáo sư Achariya Sailasuta – nguyên chủ tịch Hội Thú y châu Á.
Ngoài ra, các nghiên cứu mới nhất của các Công ty, tập đoàn cũng sẽ được chia sẻ tại hội thảo.
Hội thảo dự kiến sẽ có sự góp mặt của 350 đại biểu, gồm lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN, 25 Đại sứ quán. Nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (SVW)… cũng sẽ tham dự hội thảo.