| Hotline: 0983.970.780

Khăm Bun& số phận đen đủi

Thứ Ba 24/08/2010 , 08:36 (GMT+7)

Ngày 11/8 vừa qua, chú voi nổi tiếng Khăm Bun đã chết tại Hà Nội. Sau cái chết của Khăm Bun, nhiều tranh cãi nổ ra. NNVN cùng thạc sĩ Đỗ Trọng Minh, người trực tiếp tham gia kíp mổ cho Khum Bun, kể lại một vài chuyện xung quanh cái chết của Khăm Bun mà hẳn còn nhiều người chưa biết.

Ngày 11/8 vừa qua, chú voi nổi tiếng Khăm Bun đã chết tại Hà Nội. Sau cái chết của Khăm Bun, nhiều tranh cãi nổ ra. NNVN cùng thạc sĩ Đỗ Trọng Minh, cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, người trực tiếp tham gia kíp mổ cho Khum Bun, kể lại một vài chuyện xung quanh cái chết của Khăm Bun mà hẳn còn nhiều người chưa biết.

Tiết lộ của người trong cuộc

Voi Khăm Bun lúc mới chết
Có lẽ vì coi thường “một đốm lửa nhỏ” (thực chất trông bề ngoài vết thương rất đẹp, chỉ có một lỗ sâu bên trong, chọc panh vào được), hơn nữa hy vọng vào sức “khỏe như voi” của cậu bé Khăm Bun mà các bác sĩ thú y không thể ngờ lại có thể xảy ra hậu quả xấu nhất.

Lý lịch Khăm Bun

Chú voi Khăm Bun "quê" ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, có khả năng ra đời từ năm 2003, năm nay 7 tuổi (ước tuổi theo độ dài của ngà voi) có số phận đặc biệt và kết cục bi thảm. Nó là con voi nhỏ nhất trong đàn voi 20 con ở trong rừng Tây Nguyên bị sập bẫy ở chân trước phía bên trái, đó là một loại bẫy thòng lọng bằng cáp mà thợ săn hay được dùng bẫy loài thú. Thú khi bị bẫy càng giãy giụa thì thòng lọng thắt càng chặt, có những con thú bị vòng cáp siết đứt cả chân như dây lạt cắt bánh chưng, bánh tét vậy.

Tên khoa học của Khăm Bun là Elaphas Maximus (một trong những loài quý hiếm, có tên trong Sách đỏ). Voi mẹ và voi đầu đàn đã dùng sức mạnh đập nát bẫy giải phóng cho Khăm Bun nhưng vết thương ở chân đã không cho phép nó theo kịp đàn voi. Ngày 20/12/2006, Khăm Bun kéo lê chân trên đường tìm mẹ thì gặp đoàn voi của ông Ama Bích, Y Sốt Thiu và Y Phôi Niê, nó đã theo đàn voi của ông về buôn Ea Rông, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tin vui bay khắp buôn làng và đồng bào ở đây đã tổ chức cúng tạ thần linh, làm lễ đặt tên Khăm Bun (nghĩa là voi con đẹp, có ngà đẹp). Lúc mới về Khăm Bun cao 1,4 mét, dài 2 mét, ngà dài 15 cm, nặng gần 500kg. Sau đó Khăm Bun được chuyển giao cho khu du lịch Sinh Thái của Cty Cao su Đắk Lắk để thu hút khách du lịch, hơn nữa đây là nơi có cây cao, bóng mát, suối nước chảy, thích hợp với việc thuần dưỡng voi…

Ngày 14/9/2007, theo đề nghị của kiểm lâm, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định tịch thu voi Khăm Bun, sau đó báo cáo Chính phủ. Số phận của nó sau báo đã được định đoạt, được tặng cho Liên đoàn Xiếc Việt Nam để bổ sung vào hàng ngũ nghệ sĩ thú. Cuối tháng 9/2007, đoàn xiếc thú thuộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã đến xã Krông Na tiếp nhận chú voi trên và trả cho đội thợ của Ama Bích một số tiền tạm gọi tiền công bắt và chăm sóc Khăm Bun gần 1 năm…

Không nên chuyển Khăm Bun ra thành phố

Việc chuyển Khăm Bun từ môi trường tự nhiên về môi trường đô thị tất nhiên là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của chú voi. Đặt giả thiết nếu chú voi không bị bắt thì nó và đàn voi rừng sẽ tìm cách chữa cho nó bằng cái gọi là “bản năng sinh tồn” của động vật thì có lẽ đã thoát khỏi cái chết tức tưởi.

Đáng ra hãy để cho Khăm Bun khỏi hẳn hãy mang ra thành phố. Rõ ràng ở rừng núi quê hương yếu tố tâm lý của Khăm Bun sẽ tốt hơn, như thế khả năng đề kháng, sức miễn dịch trong điều trị sẽ tốt hơn, vết thương nhanh khỏi hơn… Khăm Bun bị sốc, bị hoảng hốt, lo sợ khi về nơi ồn ào, đông người là chắc chắn. Sẽ là tốt nhất nếu đưa những bác sĩ thú y có tay nghề ngoại khoa tốt đến điều trị cho Khăm Bun ngay tại Bản Đôn. Nhưng như thế sẽ rất tốn tiền chăng? Ở các khu rừng bảo tồn châu Phi, nơi chúng tôi (bác sĩ Đỗ Trọng Minh) từng làm trong đội cứu hộ động vật hoang dã suốt 3 năm, thú hoang dã dù bị vết thương nặng đến mấy cũng không bao giờ mang về nơi đô thị để chữa trị vì yếu tố tâm lý rất quan trọng.

Vết thương hở hoác ở chân Khăm Bun

Thực chất vết thương của voi Khăm Bun

Khăm Bun đã được các bác sĩ thú y Vườn thú Hà Nội chăm sóc vết thương trước khi chuyển sang rạp xiếc. Những bác sĩ thú y của rạp xiếc chủ quan với vết thương của Khăm Bun nên cứ nghĩ chỉ vài ngày sẽ ổn. Thực tế phải thấy rằng đây không phải là vết thương thông thường bởi lẽ từ tháng 12/2006 đến tháng 9/2007 (ít nhất là 9 tháng Khăm Bun được điều trị bằng thuốc dân tộc trong môi trường thiên nhiên) mà vết thương chỉ mới khép miệng, sẹo hóa bên ngoài còn bên trong vi trùng hoại sinh đã đào một lỗ vào xương (như ở người gọi là sâu quảng), nếu điều trị không đúng phương pháp và không tích cực thì sẽ rất phức tạp. Nếu không kiên nhẫn theo đến cùng sẽ dẫn đến tái phát, lúc đó vi trùng càng trở nên hung dữ (vì đã quen, nhờn thuốc) thì hậu quả nhiễm trùng máu, bại huyết là tất yếu.

Khi rạch mổ, tìm hiểu thì tôi (bác sĩ Đỗ Trọng Minh) thấy vi trùng đã ăn sâu vào xương cổ chân, mủ thậm chí chạy lên cả ổ khớp vai. Mủ còn đi đến khắp cơ thể voi nên ở mông, cằm, chân sau đều bục mủ nhiều nơi, voi ăn ít và rất yếu. Tình trạng của Khăm Bun từ 1/8/2010 đã là vô phương cứu chữa, voi “ra đi” chỉ còn là thời gian. Có lẽ vì coi thường “một đốm lửa nhỏ” (thực chất trông bề ngoài vết thương rất đẹp, chỉ có một lỗ sâu bên trong, chọc panh vào được), hơn nữa hy vọng vào sức “khỏe như voi” của cậu bé Khăm Bun mà các bác sĩ thú y không thể ngờ lại có thể xảy ra hậu quả xấu nhất (chết voi).

Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Trọng Minh

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Xiếc nghe các bác sĩ báo cáo lại cũng coi như không có vấn đề gì nên không đưa vào “chương trình nghiêm trọng”, và tất nhiên sẽ không đầu tư đúng mức vào hạng mục chữa trị có hiệu quả cho Khăm Bun. Thời gian kéo từ tháng 5/2007 đến tháng 3/2009 (21 tháng), thì vi trùng phát tác mạnh làm cho Liên đoàn Xiếc vô cùng lo lắng, buộc phải gửi công văn cầu cứu các cơ quan chuyên môn (Viện Thú y, Vườn thú Hà Nội, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, ông Khăm Phết Lào - con của "vua voi" A Ma Công…) để hội chẩn. Ngày 13/5/2009, ông Khăm Phết Lào, niềm hy vọng của Trưởng đoàn Vũ Ngoạn Hợp mang theo 5kg thuốc “chữa voi” đặt chân đến sân bay Nội Bài và ở tại Liên đoàn Xiếc chuẩn bị họp về chuyên đề “chữa voi”. Hai giờ chiều, ngày 14/5/2009, các đơn vị được mời đã có mặt tại Hội trường Liên đoàn Xiếc. Cuộc hội chẩn đã kéo dài hai ngày và kết luận cuối cùng là phải rạch rộng vết thương, vệ sinh sạch sẽ các tổ chức hoại tử, mủ, xử lý bằng các dung dịch sát trùng tốt, đặt thuốc kháng sinh, băng bó và tiêm kháng sinh hậu phẫu 10 ngày; giữ vệ sinh chuồng nuôi tốt tránh nhiễm trùng trở lại….

Điều đáng nói là trong cuộc họp có cả một chị bán thực phẩm chức năng của Mỹ (xin vào bằng được) tuyên bố xanh rờn rằng chỉ cần dùng thực phẩm chức năng voi chắc chắn sẽ khỏi bệnh, nhưng đến khi đề nghị chữa khoán có quy trách nhiệm thì chị lại không “to tiếng” nữa. Hài hước hơn, có một người thường xuyên đến Liên đoàn xiếc hỏi sức khỏe của Khăm Bun và khẳng định rằng bác đang nhân điện và phóng điện từ xa chữa cho Khăm Bun, thế nào voi cũng sẽ đỡ và khỏi. Thế mới biết, thời đại 3G có rất nhiều ảo giác… Ba ngày sau cuộc phẫu thuật được tiến hành. Các chuyên gia thú y đã gây mê, và đặt chân voi ở tư thế thao tác tốt và một tốp bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng của Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành xử lý vết thương sâu tận vào bên trong. Cuộc phẫu thuật đã tiến hành tốt đẹp và giao nhiệm vụ “hậu phẫu” cho các bác sĩ thú y của Liên đoàn Xiếc. (Còn nữa)

* Thạc sĩ Đỗ Trọng Minh (SN 1959), sau khi tốt nghiệp đại học ở trong nước, học hai năm ở Đại học thú y Toulouse (Pháp) với chuyên ngành bệnh động vật. Khi sang Madagascar và Nigeria (châu Phi) làm chuyên gia cứu hộ thú y động vật hoang dã, ông đã được tặng Huân chương Kỵ sĩ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm