| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa định hướng nuôi biển công nghiệp

Thứ Ba 21/04/2020 , 09:10 (GMT+7)

Ngành NN-PTNT Khánh Hòa đang khuyến khích, định hướng phát triển nuôi biển công nghiệp, áp dụng công nghệ kiểu nuôi Na Uy.

Tiềm năng nuôi biển ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: MH.

Tiềm năng nuôi biển ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: MH.

Đó là chia sẻ ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa với Báo NNVN trong chiến lược nuôi biển trong thời gian tới.

Tiềm năng nuôi biển rất lớn

Khánh Hòa có tiềm năng và thế mạnh rất lớn phát triển nuôi biển, vì có 385 km đường bờ biển và hơn 200 đảo lớn nhỏ, 3 vịnh, 2 đầm phá tương đối kín gió.

Cùng với đó có các Trung tâm Nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản đóng chân trên địa bàn như: Viện Nghiên cứu Thủy sản III Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang, đã thúc đẩy phong trào nuôi biển của tỉnh này phát triển thuộc nhóm dẫn đầu ở các tỉnh ven biển của cả nước. 

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, hiện toàn tỉnh có 5 vùng nuôi trên triều chính gồm các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, TX Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh.

Trong đó, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, được nuôi tại 4 địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Tính đến đến tháng 12/2019, tổng số lồng thả nuôi toàn tỉnh khoảng 64.566 ô lồng, sản lượng thu được là 1.343 tấn, mang lại doanh thu hàng ngàn tỷ đồng cho người nuôi.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, khó khăn trong phát triển nuôi biển hiện nay của tỉnh là nguồn giống như tôm hùm chưa chủ động sản xuất được, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài nên giá quá cao và không chủ động được thời gian nuôi. Bên cạnh đó, công tác quản lý các vùng nuôi biển trên địa bàn tỉnh triển khai còn nhiều tồn tại, sự phối hợp của cơ quan liên quan thời gian qua chưa được gắn kết.

Bên cạnh đó, cá biển như cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng... cũng được nuôi nhiều tại các vịnh, đầm.

Tính đến cuối năm 2019, số lượng lồng nuôi cá của tỉnh khoảng 9.740 lồng, với tổng sản lượng 3.638 tấn, doanh thu cũng hàng ngàn tỷ đồng.

Ngoài ra, một số đối tượng nuôi như cua biển, hàu Thái Bình Dương và rong biển đang góp phần giúp người dân ven biển mang lại hiệu quả.

Theo ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa, thực tế kết quả nuôi biển thu về là chưa tương xứng với tiềm năng mang lại.

Do đó, nếu tỉnh khắc phục những khó khăn, tồn tại liên quan đến công nghệ nuôi, môi trường nuôi, công tác quản lý vùng nuôi tại các địa phương thì hiệu quả mang lại càng cao hơn.

“Ngư dân nuôi biển trong tỉnh hiện chủ yếu theo quy trình truyền thống, quy mô nhỏ, hầu hết lồng nuôi làm từ vật liệu gỗ truyền thống, không chịu được sóng gió lớn.

Và minh chứng là cơn bão số 12 vào tháng 11/2017 đã đánh tan tành lồng bè nuôi truyền thống của người nuôi, thiệt hại rất lớn.

Thêm vào đó, công nghệ nuôi của người dân còn lạc hậu, đa số sử dụng thức ăn tươi, mật độ nuôi tại các vùng nuôi chưa đảm bảo, do đó độ rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh rất lớn”, ông Thắng đánh giá và cho biết: “Để giải quyết tồn tại trên, ngành NN-PTNT khuyến khích, định hướng để ngư dân phát triển nuôi biển công nghiệp, thay đổi công nghệ lồng nuôi kiểu gỗ truyền thống sang công nghệ lồng nuôi bằng vật liệu mới, áp dụng công nghệ, quy trình nuôi mới để phát triển nuôi biển bền vững.

Trong công tác quản lý, các địa phương trong tỉnh cần xây dựng và triển khai quản lý vùng nuôi để phát triển nuôi biển tại địa phương một cách hiệu quả; đồng thời có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi tự phát, không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường…”.

2 mô hình nuôi biển công nghiệp điển hình

Theo ông Thắng, hiện trên địa bàn có 2 mô hình nuôi biển quy mô công nghiệp điển hình hiệu quả. Một là, trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong, với quy mô 10ha mặt nước, sản lượng từ 200 - 250 tấn/năm.

Trong đó, toàn khu nuôi có 20 lồng tròn chất liệu nhựa HDPE chịu lực, bão, gió mạnh, chu vi 60m nuôi cá chim vây vàng thương phẩm và 22 lồng vuông kích thước 5x5x5m dùng để nuôi cá giống bố mẹ, ương cá giống.

Trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nên quy trình nuôi tuyệt đối không dùng kháng sinh, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, tỷ lệ hao hụt thấp (tỷ lệ sống thường đạt trên 75%, có mẻ đạt trên 90% so từ lúc thả đến cuối vụ nuôi kéo dài 6 - 7 tháng).

Hiện sản lượng cá thương phẩm được phục vụ trong nước và xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đông…

Hai là trang trại của Công ty TNHH Thủy sản AUSTRALIS cũng đang rất thành công khi nuôi cá biển với quy mô công nghiệp, kiểu lồng Na Uy, với sản lượng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 tấn/năm.

“Hiện 2 mô hình nuôi biển công nghiệp này rất hiệu quả và bền vững. Thực tế, cơn bão số 12 (Damrey) đầu tháng11/2017 đổ bộ vào vịnh Vân Phong gió giật cấp 14 - 15 nhưng lồng nuôi không bị thiệt hại gì.

Hơn nữa, lồng nuôi này có ưu điểm với độ bền tối thiểu 50 năm dưới biển. Tuy nhiên khó khăn hiện nay chi phí đầu tư nuôi theo công nghệ lồng Na Uy là rất lớn, dân không đủ kinh phí.

Vì vậy Trung tâm Khuyến nông đang làm mô hình sử dụng vật liệu sản xuất trong nước, nhằm hạ giá thành chi phí đầu tư lồng, để thúc đẩy người dân đầu tư nuôi biển bền vững”, ông Thắng chia sẻ.

 Ưu tiên, khuyến khích hợp tác nuôi biển chất lượng cao

Ông Thắng cho biết, để phát triển nuôi biển bền vững trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nuôi lồng bè tại các các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu.

Trong đó ưu tiên phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm hùm lồng và cá biển; khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp nuôi thủy sản trong và ngoài nước hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản biển.

Đồng thời phát triển chuỗi liên kết giữa người nuôi trồng thủy sản với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc...). Cũng như liên kết giữ người nuôi với các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản để tìm đầu ra ổn định cho ngư dân.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm