| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa khống chế dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 28/06/2024 , 13:46 (GMT+7)

Hiện, tình hình dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cơ bản được khống chế nhờ triển khai các biện pháp phòng chống tích cực, kịp thời.

Chính quyền xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) phun thuốc sát trùng nơi phát hiện xác heo chết. Ảnh: KS.

Chính quyền xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) phun thuốc sát trùng nơi phát hiện xác heo chết. Ảnh: KS.

Tăng cường phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Vào ngày 12/6 vừa qua, cơ quan chức năng ghi nhận xác lợn chết bỏ tại bãi đất trống nằm ở thôn Tân Phú, xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi, anh Trần Thanh Nam, ở thôn Lam Sơn cũng như bà con chăn nuôi trên địa bàn xã này rất lo lắng. Bởi nếu dịch bệnh lây lan sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi lợn.

Anh Trần Thanh Nam cho biết, từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Địa phương cũng là nơi có nhiều hộ chăn nuôi lợn với quy mô lớn.

Riêng gia đình anh đang chăn nuôi 30 con lợn rừng lai sinh sản và gần 20 lợn con. Đây là nguồn thu nhập kinh tế lớn của gia đình. Vì vậy, thời gian qua việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc của gia đình luôn được chú trọng.

Theo đó, ngoài tiêm phòng vacxin như dịch tả lợn cổ điển, tai xanh đầy đủ, gia đình còn vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại thường xuyên để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập đàn lợn.

Tiêu độc khử trùng chuồng trại tại xã Cam Thành Bắc. Ảnh: KS.

Tiêu độc khử trùng chuồng trại tại xã Cam Thành Bắc. Ảnh: KS.

“Thông thường mỗi ngày gia đình tôi đều vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại 1 lần. Nhưng sau phát hiện có dịch tả lợn Châu Phi, gia đình đã tăng cường công tác này từ 2-3 lần/ngày.

Đặc biệt, gia đình không cho người lạ vào chuồng trại, cũng như không buôn bán lợn trong thời điểm này để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh”, anh Trần Thanh Nam chia sẻ.

Ghi nhận chúng tôi tại xã Cam Thành Bắc vào ngày 26/6, nhân viên thú ý xã tiếp tục triển khai công tác tiêu độc, khử trùng nơi phát hiện xác lợn chết, khu vực tiêu hủy và chuồng trại chăn nuôi của người dân xung quanh theo quy trình quy định.

Ông Hồ Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc cho biết, nghề chăn nuôi trên địa bàn có số lượng đàn lợn khá lớn. Ngoài chăn nuôi nông hộ, toàn xã có 27 trang trại lợn với quy mô từ 500 đến trên 1.000 con/trại, tương đương trên 30.000 con.

Vì vậy, sau khi cơ quan chức năng công bố phát hiện dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, địa phương đã triển khai quyết liệt công tác phòng chống nhằm đảm bảo đàn lợn không bị ảnh hưởng, lây lan dịch bệnh.

“Sau khi phát hiện 100 xác lợn chết bỏ tại bãi đất trống nằm ở thôn Tân Phú, chúng tôi nhanh chóng tiến hành tiêu hủy, phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực lợn chết và nơi tiêu hủy lợn.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát toàn bộ đàn lợn trên địa bàn xã và vận động người dân khai báo kịp thời nếu phát hiện vật nuôi có dấu hiệu dịch bệnh cho chính quyền địa phương và thú y.

Thực hiện cam kết “5 không” theo quy định ngành thú y như: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển động vật chết; không giết mổ, tiêu thụ động vật bệnh, chết; không vứt sát động vật nuôi chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt”, ông Hồ Thọ chia sẻ và cho biết thêm, xã đã nhận 50 lít thuốc sát trùng được thú y phân bổ.

Cơ quan thú y tuyên truyền bà con phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn. Ảnh: KS.

Cơ quan thú y tuyên truyền bà con phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn. Ảnh: KS.

Thời gian qua xã đã tiến hành phun xịt khu vực có lợn chết, nơi tiêu hủy, các trạng trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn, cũng như khu vực buôn bán giết mổ, chợ, nơi công cộng, bãi chăn thả và các khu vực có liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn theo khuyến cáo cơ quan thú y.

Dịch tả lợn Châu Phi cơ bản khống chế

Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lâm cho biết, để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi lây lan, ngoài cung cấp thuốc sát trùng cho xã Cam Thành Bắc, Trạm Chăn nuôi và Thú y cũng đã phân bổ 2 xã lân cận gồm Cam An Nam và Cam An Bắc mỗi xã 25 lít để phun liên tục 1 lần/ngày trong tuần đầu tiên và phun 3 ngày/tuần trong 2 tuần tiếp theo.

Hiện nay tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại Khánh Hòa cơ bản được khống chế. Ảnh: KS.

Hiện nay tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại Khánh Hòa cơ bản được khống chế. Ảnh: KS.

Với sự nỗ lực của cơ quan thú ý, chính quyền địa phương và bà con chăn nuôi, đến nay đã qua 14 ngày nhưng chưa phát sinh thêm lợn bệnh, chết do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh chưa qua 21 ngày, cơ quan thú y vẫn khuyến cáo bà con trên địa bàn chăn nuôi trên địa huyện nói chung, UBND xã Cam Thành Bắc nói riêng vẫn áp dụng các biện pháp phòng chống, dịch bệnh đầy đủ theo quy định.

Cũng như thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cần thiết như dịch tả lợn cổ điển, tai xanh…

Trong khi đó đối với ổ dịch tả lợn Châu Phi phát hiện tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, đến ngày 24/6 đã qua 21 ngày nhưng không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thông báo kết thúc ổ dịch bệnh tại xã này.

Theo UBND xã Cam Thành Bắc, vào lúc 22 giờ 30 phút ngày 11/6 UBND xã Cam Thành Bắc phát hiện khoảng 100 xác lợn chết, trong đó khoảng 60 con đã mổ xẻ tương đương 5 tấn tại thửa đất thôn Tân Phú.

Khi Đoàn đến kiểm tra, hiện trường không có người, không có phương tiện, thiết bị, chỉ có số lượng lợn trên nêu trên tập kết trong láng trại. Qua làm việc với chủ đất sử dụng khai nhận đã cho một người khác thuê với mục đích nuôi cá vào năm 2022. Ngoài ra, ông không cho ai khác sử dụng. Vụ việc này đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh rõ các đối tượng thu gom, giết mổ lợn này.

Xem thêm
Chăn nuôi thay đổi để tồn tại: [Bài cuối] Vùng chăn nuôi tập trung là cách tiếp cận không sai

‘Nhiều địa phương đang hiểu sai giữa vùng chăn nuôi tập trung và khu chăn nuôi tập trung’, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nói.

Phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất mô hình tôm lúa bền vững

KIÊN GIANG Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong mô hình tôm - lúa giúp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, giảm chi phí.

Trồng sâm Bố Chính trên đất màu bỏ hoang

HÀ TĨNH Sau hơn nửa năm trồng thử nghiệm, cây sâm Bố Chính bước đầu cho thấy chính thích nghi tốt với đất đai, khí hậu tại Hà Tĩnh, hé mở cơ hội mới cho người dân.

Bình luận mới nhất