| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn chiếm 40% số lợn tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi của cả nước

Thứ Tư 26/06/2024 , 06:22 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở 96/108 xã, 8/8 huyện của tỉnh Bắc Kạn, buộc tiêu hủy hơn 11.300 con, chiếm hơn 40% số lợn bị tiêu hủy của cả nước.

Đoàn công tác của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) kiểm tra tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đoàn công tác của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) kiểm tra tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú. 

Trong Công văn vừa gửi UBND tỉnh Bắc Kạn, Bộ NN-PTNT cho rằng, địa phương này hiện mới công bố dịch tả lợn Châu Phi theo từng xã có dịch, chưa công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định.

Tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người mua lợn và phương tiện vận chuyển lợn làm dịch bệnh lây lan diện rộng, công tác quản lý giết mổ, vận chuyển lợn trong vùng dịch chưa thực hiện nghiêm theo quy định.

Hầu hết người chăn nuôi tại Bắc Kạn chưa áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học. Mặc dù đã có vacxin cho kết quả tốt nhưng trên 99% đàn lợn thịt tại Bắc Kạn chưa được tiêm phòng vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cũng nhận định, công tác giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh chưa kịp thời, hệ thống thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã rất thiếu, yếu. Chính quyền tỉnh chưa thực sự quan tâm, chưa huy động cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc tổ chức phòng, chống dịch bệnh.

Số lợn chết phải tiêu hủy của tỉnh Bắc Kạn chiếm 40% tổng số lợn bị tiêu hủy của cả nước. Ảnh: Ngọc Tú. 

Số lợn chết phải tiêu hủy của tỉnh Bắc Kạn chiếm 40% tổng số lợn bị tiêu hủy của cả nước. Ảnh: Ngọc Tú

Trước thực trạng này, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp chấn chỉnh, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN-PTNT đề nghị tỉnh Bắc Kạn công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan không kịp thời tham mưu, chỉ đạo, triển khai chống dịch.

Tập trung nguồn lực của địa phương, kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn Châu Phi, không để phát sinh ổ dịch mới, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết.

Tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất...), kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp bán chạy, buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường, thực hiện nghiêm việc giết mổ, kiểm dịch vận chuyển lợn trong vùng dịch theo đúng quy định.

Rà soát, yêu cầu các lực lượng tham gia chống dịch áp dụng nghiêm các biện pháp bảo hộ cá nhân, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc để không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, tiêu hủy lợn bệnh. Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn cần có có biện pháp xử lý các hố chôn lợn bệnh không làm phát sinh ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Bố trí kinh phí để tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT tại Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 về việc sử dụng vacxin phòng bệnh và Công văn số 2560/BNN-TY ngày 09/4/2024 về việc tập trung tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh trên Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật (VAHIS), xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu tỉnh Bắc Kạn tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vacxin.

Khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023) để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo Sở NN-PTNT, UBND các cấp thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

Ông Hà Sỹ Huân, Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn cho rằng, về lâu dài chỉ có tiêm đại trà vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi mới có thể khống chế hoàn toàn dịch bệnh.

Thực tế tại một số tỉnh lân cận, tỷ lệ tiêm vacxin cao nên dịch bệnh xảy ra ở quy mô nhỏ, dễ dàng khống chế. Dù tỉnh Bắc Kạn đã tiêm thí điểm vacxin cho hiệu quả tốt nhưng việc tuyên truyền còn hạn chế, người chăn nuôi chưa mặn mà tiêm vacxin.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho rằng, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh thời gian vừa qua do công tác phòng, chống chưa hiệu quả khiến dịch bệnh lây lan diện rộng. Thực trạng nuôi lợn nhỏ lẻ chiếm trên 70% cũng khiến cho việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn.

Xem thêm
Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật

HƯNG YÊN Ông Hoàng Văn Hiệp ở xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) nuôi 2.500 đôi bồ câu Pháp, mỗi tháng xuất chuồng 2.400 chim thương phẩm, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.

Đưa khoai tây về miền nắng gió

Quảng Bình Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.