| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Tôm hùm khó bán, giá thấp

Thứ Bảy 04/01/2020 , 09:42 (GMT+7)

Nhưng ngày cuối năm, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa lên xuống thất thường, khiến người nuôi lo lắng.

Bất ổn giá tôm

Ngày 3/1, ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình, TP Cam Ranh- “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở Khánh Hòa cho biết, hôm 2/1, giá tôm hùm xanh thương phẩm trên địa bàn đã “ nhích” lên từ 680-700 ngàn đ/kg, tăng từ 80-100 ngàn đ/kg, so với những ngày trước. Với giá tôm hiện nay, người nuôi thu hoạch có mức lãi ít, chứ không nhiều.

Người nuôi lo lắng giá tôm xanh thương phẩm hiện tại lên xuống thất thường.

Tuy nhiên với giá tôm hiện nay, theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Cam Bình khá bất ổn, có thể lên hoặc xuống lại trong vài ngày tới. Bởi nguyên nhân giá tôm đột ngột tăng lên, một phần người nuôi “găm” hàng hạn chế xuất bán, khiến nguồn cung khan hiếm. Nên buộc thương lái phải đẩy giá lên để thu mua gom hàng xuất sang thị Trung Quốc. Chứ trước đó, giá tôm hạ xuống chỉ còn 600 ngàn đ/kg, khiến người nuôi thu hoạch thua lỗ nặng.

Tại vùng nuôi tôm hùm TX Sông Cầu (Phú Yên) giá tôm hùm thời gian gần đây cũng giảm xuống mức thấp, khiến người nuôi thu hoạch kém vui. Một lãnh đạo Phòng NN-PTNT TX Sông Cầu cho biết, giá tôm xanh chỉ khoảng 600 ngàn đ/kg, còn tôm bông khoảng 1,3 triệu đồng/kg. Với giá tôm trên, người nuôi thu hoạch khó mà có lãi.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, cho biết: “Khoảng 1 tháng trước, giá tôm hùm xanh đã tăng trở lại lên đến 800 ngàn đồng/kg, sau thời gian dài ở mức thấp trên dưới 600 ngàn đ/kg. giá này, người nuôi rất phấn khởi vì thu hoạch có mức lãi khá. Tuy nhiên chưa tới 1 tuần, giá tôm thịt bắt đầu liên tục giảm, chỉ còn 600 ngàn đ/kg khiến người nuôi  “khóc ròng”. Vì xuất bán người nuôi cầm chắc thua lỗ từ 7 -10 triệu đồng/lồng.

Cụ thể, mỗi lồng người nuôi thả 350 con, nhưng trong quá trình nuôi bị hao hụt từ 50-100 con/lồng (tùy lồng). Nếu họ thu hoạch trung bình mỗi lồng đạt từ 50-60 kg tôm thương phẩm. Với giá tôm 600 ngàn đồng/kg, doanh thu từ 30-36 triệu đồng/lồng. Trong khi chi phí đầu tư mỗi lồng bao gồm giống và thức ăn đã từ 40-42 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác như công lao động.

Cũng theo người nuôi tôm ở xã Cam Bình bộc bạch, giá tôm thương phẩm thời gian qua liên tục giảm là trái với quy luật mọi năm. Bởi gần tết Nguyên đán, giá tôm hùm phải tăng mạnh, dao động từ 700-800 ngàn đ/kg, thậm chí còn cao hơn nữa.

Tuy nhiên trước áp lực cuối năm phải thanh toán tiền mồi đã mua nợ từ trước, nhiều người nuôi đã tránh nhau bán, khiến việc tiêu thụ diễn ra chậm. Người nuôi cho rằng, họ phải gọi thương lái sắp lịch mới đến lượt mình xuất bán.

Đóng hàng tôm vào rổ, để xuất sang th

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình xác nhận việc tiêu thụ tôm chậm và cho biết, hiện nay bà con đang đứng trước khó khăn tôm đến lượt xuất bán, nhưng không bán được mà giá lại thấp.

“Tôm đã đến thời kỳ thu hoạch, nếu không bán thì nó mang trứng sẽ bị thương lái chê và không mua. Hơn nữa giá mồi hiện tại tăng cao, nếu càng nuôi, người nuôi sẽ càng thua lỗ nếu bán giá ở mức thấp”, ông Ân chia sẻ.

Cũng theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Cam Bình, thời gian qua khi giá tôm xanh giảm xuống mức 600 ngàn đ/kg, nhiều người trên địa bàn xuất bán thua lỗ. Hộ lỗ ít hàng chục triệu đồng, còn lỗ nhiều lên đến hàng trăm triệu đồng.

Giá có lên nữa?

Theo người nuôi tôm hùm xã Cam Bình, việc giá tôm tăng hay giảm người nuôi không rõ. Bởi thương lái thông báo thu mua giá bao nhiêu, thì họ bán bấy nhiêu, chứ không nắm được giá thị trường.

“Nhiều thương lái thu mua hôm nay, còn thông báo giá tôm ngày hôm sau luôn. Do đó nếu bà con không bán, giá tôm tiếp tục hạ là càng thua lỗ”, anh Hậu nói.

Các thương lái nhận định, giá tôm thời gian tới sẽ ít biến động, tăng mạnh. Bởi nguồn cung hiện nay các vùng nuôi khá dồi dào.

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, cho biết, về giá tôm thời gian qua giảm mạnh ông cũng không rõ. Ông chỉ nghe thương lái nói năm nay nhiều vùng nuôi tôm được mùa nên sản lượng tăng mạnh, trong khi thị trường tiêu thụ chính từ Trung Quốc “ăn” chậm.

Không chỉ giá tôm xanh ở mức thấp, mà giá tôm sao (tôm bông) thời điểm hiện tại cũng chỉ dao động từ 1,4-1,7 triệu đ/kg. Nếu so với giá tôm thịt thời điểm những tháng đầu năm, thì giá tôm hiện nay đã nhích lên nhiều. Nhưng so với thời điểm năm ngoái, mức giá hiện tại lại thấp hơn nhiều, bởi năm ngoái giá tôm lên đến trên dưới 2 triệu đồng/kg.

Về vấn đề này, PV Báo NNVN trao đổi với một đại diện Cty chuyên thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc, ở TP Cam Ranh cũng xác nhận, giá tôm thời gian qua ở mức thấp là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm. Trong khi năm nay sản lượng tôm hùm thịt ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên rất nhiều.

“Do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm nên Cty thu mua tôm xuất khẩu cũng ít lại. Như hiện tại trung bình mỗi ngày, Cty chỉ xuất 2-3 tấn, trong khi mọi năm mỗi ngày từ 5-6 tấn sống tôm xuất sang Trung Quốc”, đại diện Cty chuyên xuất tôm hùm sang Trung Quốc nói.

Về nhận định giá tôm trong thời gian tới, đại diện Cty này cho hay, giá tôm khó tiếp tục tăng lên cao, mà chỉ giữ mức ổn định trên dưới 700 ngàn đ/kg. Vì nguồn cung hiện nay các địa phương khá dồi dào.

Được biết, năm 2019 toàn xã Cam Bình đã xuất bán khoảng 320 tấn tôm thịt. Hiện xã này còn khoảng 100 tấn tôm thịt nữa chưa xuất bán.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm