| Hotline: 0983.970.780

Khi con sợ

Thứ Tư 06/11/2013 , 09:48 (GMT+7)

Trẻ thơ có tâm hồn non nớt, tâm lý như pha lê dễ vỡ, nên dễ bị tổn thương bởi những nỗi sợ hãi vô hình.

Trẻ thơ có tâm hồn non nớt, tâm lý như pha lê dễ vỡ, nên dễ bị tổn thương bởi những nỗi sợ hãi vô hình. Đôi khi chỉ là món đồ chơi vô hại, những vật dụng quen thuộc trong nhà, người lớn thấy đó là bình thường, nhưng hằn sâu trong bộ não trẻ là một chuỗi sợ hãi như được lập trình sẵn.

Sợ đồ chơi

Mỗi lần nhìn thấy chú chuột đồ chơi (y như thật), món quà sinh nhật của chú Út tặng, bé Minh 6 tuổi đều bỏ chạy thật xa và khóc thét lên. Một nỗi hoảng sợ hết sức kinh hồn. Trong khi các anh chị họ trêu chọc Minh "Nhát như thỏ đế" hoặc tìm cách ném con chuột đó và người Minh để hù dọa, thì ba la mắng: "Đồ chơi bằng nhựa mà cũng sợ sao? Con trai gì mà nhát thế?".

Đoạn ba bắt Minh phải cầm khối nhựa đèn sì nhám nhúa, mềm mềm ấy trước sự chứng kiến của những trẻ khác. Lần nào cũng thế, kết thúc câu chuyện cũng là tiếng khóc la inh ỏi khắp nhà của Minh và tiếng la hét giận dữ của ba.

Có khi vì quá sợ hãi, cậu bé còn tiểu són ra quần, một cái cớ để người lớn thêm giận dữ. Vậy mà ba Minh không hiểu tính con, còn bắt nằm cúi xuống giường và đét vào mông Minh vài cái rõ đau. Ba Minh vừa đánh vừa giáo điều: "Là đàn ông thì không được sợ thứ đồ chơi ấy, rõ chưa!".

Những đứa trẻ cùng xóm xúm xít lại nhìn xem và phá cười chọc quê Minh. Biết “tẩy” của Minh, những lần tiếp theo, bọn trẻ trong xóm đều mang chú chuột đồ chơi hù dọa Minh để thỏa chí. Bạn bè trong lớp Minh cũng thế, đợi giờ ra chơi là lén bỏ con chuột đồ chơi xấu xí vào hộc bàn nơi Minh ngồi. Minh dần xa lánh những đứa trẻ và không có bạn thân để chơi.

Thật ra những lần nghỉ hè, Minh hay được ba mẹ gửi về nhà ngoại chơi với các cậu. Các cậu Minh là dân làm nông, thường hay đi đồng săn chuột về bán. Mỗi lần Minh tinh nghịch hay chẳng chịu đi cùng (lúc nhà không ai trông), cậu Minh hay huơ huơ con chuột trước mặt Minh để hù dọa cho nghe theo.

 Cứ thế, lâu ngày, hễ thấy chuột là Minh sợ kinh khủng. Dù là chú chuột đồ chơi, nhưng trông bề ngoài y như thật nên Minh có cảm giác không an toàn nếu tiếp xúc.

Sợ ma

Bé Mai lên 8 tuổi,  học lớp 3, rất sợ ngôi nhà có rặng tre trải dài bên hông nhà ở đầu hẻm. Ngày hai buổi, Mai đều đi học ngang rặng tre này một cách bất an. Ban ngày cũng như ban đêm, khi đi ngang ngôi nhà ấy, Mai đều nhắm mắt lại và ù té chạy.

Lúc đầu bọn bạn không biết, tưởng Mai chỉ nghịch ngợm như con trai (ở trường Mai vẫn thế). Nhưng lâu ngày khi chúng phát hiện ra Mai sợ ma (do Mai kể lại cô bạn thân ngồi cùng bàn), thế là chúng hù dọa. Có lần, khi tan học, một đứa bạn tranh thủ chạy về trước và núp trong bụi tre để hù Mai. Kết quả là cô bé khóc thét lên và chạy té gây thương tích khắp người.

Ba mẹ cô bé không hay biết về chuyện này. Mãi đến hôm cô bé té trầy đầu gối, mẹ mới hiểu rõ nguồn cơn. Hóa ra, hồi lúc 3 tuổi, mỗi lần Mai khóc nhè, không chịu ăn cơm hoặc không vâng lời ba mẹ, là ba hù dọa sẽ trói Mai vào bụi tre ở ngôi nhà đầu hẻm cho ông kẹ giam giữ. Mai nín khóc và ngoan ngoãn.

Và cũng từ đó, nỗi ám ảnh về bụi tre với tiếng kêu phát ra ken két mỗi khi gió lùa, làm Mai càng thêm tin là có ông kẹ. Nỗi sợ ấy hình thành trong trí não non nớt của Mai cho đến hôm nay không thể nào xóa bỏ được.

Dù mẹ trấn an là nơi đó không có ma, chỉ là do ngọn gió thổi ngang, làm các thân tre đong đưa phát ra tiếng kêu nhưng Mai một mực cho là có ông kẹ. Mai còn diễn tả ông kẹ to thế này, đen thế này và có đôi mắt đỏ ngầu như máu… Cả nhà cố giải thích nhưng vô tác dụng.

Tiếc là bà của Mai đã qua đời nên không thể đính chính lời nói của mình cho Mai xóa đi nỗi sợ hãi hoang tưởng này.

Hãy trấn an con trẻ

Đối với trẻ con, thế giới xung quanh thật rộng lớn và kỳ bí, đầy những thứ gây tò mò hoặc sợ hãi. Ngay cả người lớn chúng ta cũng lo sợ điều này điều nọ, thậm chí có người còn sợ những thứ vô hình chứ nói gì con trẻ.

Vì vậy, ba mẹ không nên bực tức, la hét khi thấy con sợ hãi sấm sét, mưa gió, ma quỷ, bóng tối... hoặc đơn thuần là chú mèo, chú chuột. Trước tiên, ba mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi han lý do vì sao bé sợ điều đó. Sau đó có thể giải thích hiện tượng (sấm sét chẳng hạn) hoặc hướng dẫn, tập cho trẻ quen dần với sự hiện diện của một số đồ vật "kỳ lạ" trong nhà...

Quan trọng nhất, ba mẹ đừng là người tạo ra hoặc làm tăng thêm nỗi sợ hãi ấy nơi trẻ. Ba mẹ là chỗ dựa tinh thần tốt nhất, nhưng lại vô tình đẩy con đến trạng thái sợ hãi cùng cực, khiến trẻ mất lòng tin, dần dần nhìn ba mẹ với đôi mắt tiêu cực và ác cảm. Vì vậy hãy sát cánh bên con, trần an và thể hiện cho con biết dù trong nguy hiểm vẫn có ba mẹ bên cạnh.

Nếu cần thiết, ba mẹ đừng ngần ngại mà hãy đưa trẻ đến gặp chuyên viên tư vấn tâm lý để được sự giúp đỡ đúng đắn và hiệu quả.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm