| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn bủa vây ngành lâm nghiệp: [Bài 2] Hàng loạt cán bộ xin nghỉ việc

Thứ Tư 16/11/2022 , 06:30 (GMT+7)

Công tác quản lý, bảo vệ rừng bộn bề việc, thế nhưng hàng loạt cán bộ ngành lâm nghiệp bỏ việc, tạo nên ‘lỗ hổng’ khiến nhiều cánh rừng mất đi sự bình yên.

Do khó khăn vất vả, hàng loạt cán bộ ngành lâm nghiệp ở Nam Trung bộ và tây Nguyên xin nghỉ việc. Ảnh: Minh Quý.

Do khó khăn vất vả, hàng loạt cán bộ ngành lâm nghiệp ở Nam Trung bộ và tây Nguyên xin nghỉ việc. Ảnh: Minh Quý.

Kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp đồng loạt nghỉ việc

Bài liên quan

Ở tỉnh Đắk Nông, nơi hiện có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hơn 329.518 ha; trong đó, đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng là gần 293.040 ha; diện tích quy hoạch rừng đặc dụng hơn 41.012 ha; diện tích quy hoạch rừng phòng hộ hơn 63.931 ha và diện tích quy hoạch rừng sản xuất là gần 188.096 ha. Rừng ngoài đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp có hơn 36.478 ha, chủ yếu là diện tích rừng trồng cao su, điều và các loài cây đặc sản.

Tổng diện tích đất có rừng Đắk Nông tính đến ngày 31/12/2021 là hơn 248.343 ha; trongđó, đất có rừng tự nhiên hơn 196.358 ha; đất có rừng trồng hơn 51.985 ha. Đất không có rừng là hơn 81.174 ha; trong đó, đất có rừng trồng chưa thành rừng có hơn 3.453 ha, đất trống có cây gỗ tái sinh hơn 1.716 ha, đất trồng các loài cây nông nghiệp, công nghiệp và đất khác là gần 76.005 ha.

Để quản ý, bảo vệ những diện tích rừng nói trên, Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông được bố trí 205 người; trong đó công chức có 191 người, hợp đồng lao động có 14 người. Kiểm lâm rừng đặc dụng công tác tại Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng và Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung 27 người.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có 505 người; trong đó: Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng có 221 người gồm 76 viên chức và 145 người là hợp đồng lao động và các doanh nghiệp Nhà nước có 284 người.

Cán bộ ngành lâm nghiệp luôn đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Tuấn Anh.

Cán bộ ngành lâm nghiệp luôn đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông, tổng số cán bộ thuộc Chi cục Kiểm lâm xin nghỉ việc từ tháng 1/2020 đến hết tháng 7/2022 gồm 18 công chức; trong đó, xin nghỉ hưu trước tuổi 6 người, xin chuyển công tác 9 người, xin thôi hoặc bỏ việc 3 người; kiểm lâm rừng đặc dụng xin nghỉ việc 2 công chức; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng xin nghỉ việc 55 người; trong đó có 9 viên chức, 46 nhân viên hợp đồng lao động. Trong đó xin nghỉ hưu trước tuổi 2 người, xin chuyển công tác 16 người và xin thôi hoặc bỏ việc 37 người. Các doanh nghiệp Nhà nước nghỉ việc 68 người; trong đó xin nghỉ hưu trước tuổi 2 người; xin chuyển công tác 3 người; xin thôi hoặc bỏ việc 63 người.

“Vết dầu loang” tình trạng cán bộ lâm nghiệp nghỉ việc

Ninh Thuận cũng không ngoại lệ, trong thời gian qua đã có nhiều công chức, viên chức và lao động hợp đồng bảo vệ rừng nghỉ việc. Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, thống kê từ năm 2020 đến nay cho thấy đã có 29 cán bộ trong ngành lâm nghiệp xin nghỉ việc; trong đó có 5 công chức, 24 viên chức. Có 4 người xin nghỉ hưu trước tuổi, 5 người xin chuyển công tác và  20 người xin thôi việc hoặc bỏ việc.

Cán bộ bảo vệ rừng thiếu thốn trăm bề. Ảnh: M.P.

Cán bộ bảo vệ rừng thiếu thốn trăm bề. Ảnh: M.P.

“Hiện nay, tình trạng nguồn nhân lực đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, kể cả lực lượng kiểm lâm tại hầu hết các đơn vị lâm nghiệp đều thiếu hụt. Nếu có biên chế thì việc tuyển dụng hiện nay cũng gặp khó khăn và khó tuyển dụng được người.

Với thực trạng nói trên thì chính sách thu hút lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hiện nay chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đây là thực trạng cần có chính sách nhằm thu hút  và giữ chân lực lượng cán bộ lâm nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, bộc bạch.

Đăk Lăk, từ năm 2018 đến nay riêng Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã có 18 công chức và người lao động xin nghỉ việc, 12 công chức xin chuyển công tác, 65 công chức nghỉ hưu và xin nghỉ hưu trước tuổi, đặc biệt có 3 công chức xin từ chức, xuống chức.

Đối với các chủ rừng, trong 5 năm trở lại đây số người xin nghỉ việc tương đối lớn. Cụ thể: Tại các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Vườn quốc gia có 74 người nghỉ việc; riêng Yok Đon có 25 người, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có 10 người.

“Tại các Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp có trên 150 người xin nghỉ việc. Riêng Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ea Kar có 25 người xin nghỉ việc. Tại các dự án nông, lâm nghiệp số người nghỉ việc rất lớn, qua báo cáo của 8/64 đơn vị chủ rừng thì có 215 người xin nghỉ việc trong 5 năm gần đây”, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk cho hay.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.