| Hotline: 0983.970.780

Khổ qua... hết khổ

Thứ Ba 04/03/2014 , 11:45 (GMT+7)

Với diện tích đất 2,5 công, cứ 2 ngày thu hoạch được từ 200 - 400 kg, giá bán khoảng 4.000 đồng/kg. Trừ các chi phí, vụ này ông Tô thu nhập khoảng 20 triệu đồng.

Nông dân Trần Văn Tô, 62 tuổi, ngụ tại ấp Thạnh Lợi B (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) trồng khổ qua nhiều năm chia sẻ: Khổ qua có thể trồng nhiều vụ trong năm, vụ HT cho năng suất cao nhất. Cây thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, đất phải tơi, xốp, thoáng khí, sạch cỏ, tốt nhất là đất thịt pha cát và phải xử lý đất bằng vôi bột để tránh mầm bệnh. Trước khi trồng phải lên liếp cao 20 - 30 cm, rộng 1,2 m. Cách mỗi liếp phải đào mương rộng khoảng 0,8 m để giữ nước tưới hàng ngày, làm giàn tre cho khổ qua leo.

Hạt giống phải ngâm, ủ ấm sau 2 ngày, nứt nanh thì gieo, mỗi lỗ 1 hạt, cách nhau khoảng 4 tấc, lắp tro trấu lên tưới nước. Khi hạt nẩy mầm phải tưới phân ure để cây tăng trưởng nhanh. Khoảng 25 ngày cây ra hoa, 40 ngày thu hoạch lứa đầu tiên. Thời gian thu hoạch trái kéo dài khoảng 1 tháng là dứt. Lưu ý trong thời gian khổ qua đậu trái phải bón phân 16.8 (giữ trái), DAP (cho trái phát triển bóng đẹp) và xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh cho trái như rầy xanh, rầy cám, bọ trĩ, ong đục trái (treo thuốc)…

Giơ tay chỉ những giàn khổ qua xanh biếc, trĩu quả dài ngút mắt, ông Tô cho biết thêm: Với diện tích đất 2,5 công trồng khổ qua mùa này, cứ 2 ngày thu hoạch được từ 200 - 400 kg, giá bán khoảng 4.000 đồng/kg. Trừ các chi phí, vụ này ông thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Cùng trên diện tích ông luân canh các loại hoa màu khác như đậu đũa, dưa leo (xoay vòng 3 vụ/năm).

Ngoài ra, để tăng thu nhập, ông còn thuê thêm 7 công đất bên cạnh trồng hạnh (tắc, quất). Nhờ đó gia đình đã “thoát khổ”, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, 5 đứa con ông đã trưởng thành...

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.