| Hotline: 0983.970.780

Khơi dòng điểm nghẽn, tháo nút thắt

Thứ Ba 17/12/2019 , 14:25 (GMT+7)

Đó là chủ trương lớn của tỉnh Thái Nguyên đối với công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình sản xuất của doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc, một trong những dự án được tỉnh Thái Nguyên đánh giá cao về chất lượng đầu tư.

Trong nhiều năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Thái Nguyên luôn nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước. Góp phần vào những thành quả to lớn đó, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai bài bản và mang lại hiệu quả rõ nét.

Thời gian qua, cùng với việc triển khai các Nghị định của Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tiêu biểu như phê duyệt và ban hành đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020; đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020; đề án Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên…

Thực tế trên đã tạo ra sự thay đổi cả về chất lẫn về lượng đối với thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Thái Nguyên hiện có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản. Đã xuất hiện một số doanh nghiệp, HTX mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Công ty TNHH sinh học Phú Gia (nuôi trồng, sản xuất nấm chất lượng cao); doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc (sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao); HTX rau Trung Na...

Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Hoàng Văn Dũng (Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên) cho biết, việc tạo ra cơ chế mới để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn chính là bước chuyển mạnh trong cải cách thể chế.

Đặc biệt, vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục xây dựng cơ chế mới để khuyến khích tạo ra làn sóng đầu tư lớn hơn nữa vào lĩnh vực nông nghiệp. Đó chính là một trong những điểm cốt lõi trong việc cải cách thể chế. Có thể ví von rằng, cải cách thể chế và việc công khai, minh bạch hóa những chính sách ưu đãi chính là khơi dòng điểm nghẽn, tháo nút thắt để nhà đầu tư thiết tha với dự án trong lĩnh vực vốn ít được quan tâm như nông nghiệp.

Ở chiều ngược lại, chính sách hỗ trợ, khuyến khích dù được xây dựng ưu việt đến đâu mà không có đội ngũ cán bộ định hướng cho hoạt động thì nhà đầu tư cũng gặp nhiều trở ngại.

Từ góc nhìn đó, ông Hoàng Văn Dũng nhận định, trước nay, đội ngũ cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý Nhà nước cứ chăm chắm vào việc nâng cao kỹ thuật nông nghiệp.

Trên thực tế, nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay gần như đã đi trước một bước về áp dụng khoa học công nghệ. Việc họ cần là cán bộ quản lý Nhà nước sẽ giúp họ, hỗ trợ cho họ thực hiện được những gì để các bước về thủ tục nhanh nhất, đơn giản, thuận lợi nhất.

Chính vì vậy, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo hướng cơ cấu theo vị trí việc làm.

Đánh giá chung, công tác cải cách hách chính trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thái Nguyên trong những năm gần đây được coi trọng thực hiện. Cơ quan thường trực - Sở NN & PTNT đã có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng và đơn vị có liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân, góp phần giải quyết đa số hồ sơ trước hẹn, tạo được lòng tin cho người thực hiện thủ tục hành chính tại đưn vị. Việc tiếp nhận và trả kết quả được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, thú y, kiểm lâm, thuốc BVTV...

10-02-23_4
Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Công tác cải cách hành chính đảm bảo liên quan trực tiếp đến công dân như đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải quyết kiến nghị của cử tri về thủ tục hành chính.

Cơ chế một của không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Thực tế trên cùng với việc chuẩn bị hoàn thiện và ban hành chính sách mới khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ hứa hẹn một làn sóng đầu tư mới lớn hơn và chất lượng hơn nữa trong thời gian tới.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.