| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án ‘Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh’

Thứ Hai 09/01/2023 , 16:38 (GMT+7)

Dự án ‘Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh’ được kỳ vọng góp phần vào phát triển chung của tỉnh, với định hướng trở thành đô thị du lịch thông minh, bền vững, bản sắc.

Ngày 9/1, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup đã tổ chức họp báo công bố khởi động dự án "Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh", dự án được kỳ vọng sẽ xây dựng môi trường du lịch thân thiện, gần gũi giữa người dân và du khách, phát triển du lịch; góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, với định hướng trở thành đô thị du lịch thông minh, bền vững, bản sắc, mang tầm cỡ châu lục.

Theo đó, sau hơn 5 tháng chuẩn bị xây dựng chương trình hành động và chuẩn bị nguồn lực, dự án “Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh” sẽ chính thức được phát động vào ngày 11/1; đây là dự án do UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì; Tỉnh đoàn Khánh Hòa đóng vai trò điều phối, thành lập Ban chỉ đạo, quản lý và truyền thông; Tập đoàn Vingroup là đơn vị kết nối triển khai.

Tỉnh Khánh Hòa họp báo công bố khởi động dự án ‘Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh’.

Tỉnh Khánh Hòa họp báo công bố khởi động dự án ‘Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh’.

Dự án dự kiến kéo dài trong 5 năm. Mục tiêu của chương trình “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh” nhằm giúp cho người dân địa phương có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản, thúc đẩy phong trào nói tiếng Anh đi vào cuộc sống và phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh. Trong tương lai không xa, đại bộ phận người dân Khánh Hòa sẽ có thể tự tin giao tiếp với các du khách nước ngoài, chủ động tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa và thương mại.

Để thực hiện, dự án sẽ thành lập các CLB tiếng Anh tới từng phường, xã và xây dựng ứng dụng học tập trực tuyến Mobile App dành cho 5 nhóm đối tượng chính: Học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức, tiểu thương, người lao động và doanh nghiệp.

Tỉnh Khánh Hòa là địa phương có lượng khách quốc đến rất lớn, do vậy việc người dân biết giao tiếp tiếng Anh là việc làm cần thiết. 

Tỉnh Khánh Hòa là địa phương có lượng khách quốc đến rất lớn, do vậy việc người dân biết giao tiếp tiếng Anh là việc làm cần thiết. 

Ông Trần Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hoà cho biết, chương trình bước đầu được thí điểm tại thành phố Nha Trang và huyện Cam Lâm, sau đó sẽ mở rộng ra quy mô toàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Trong năm đầu tiên, chương trình kỳ vọng sẽ giúp 50.000 người dân tiếp cận và sử dụng Mobile App học tiếng Anh. Đồng thời, tuyển 500 tình nguyện viên tham gia giảng dạy và sinh hoạt tại 150 câu lạc bộ tiếng Anh được thành lập mới, gồm 100 câu lạc bộ sinh viên; 10 câu lạc bộ học sinh; 10 câu lạc bộ công chức/viên chức; 20 câu lạc bộ doanh nghiệp; 10 câu lạc bộ cộng đồng.

Bà Bùi Thu Dung, Giám đốc dự án ‘Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh’ cho biết, dự án đã nghiên cứu để lựa chọn những giáo trình phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Với nhóm đã biết tiếng Anh ở một mức độ nhất định, dự án đưa vào sử dụng giáo trình Picture Dictionary của The Heinle (nhà xuất bản National Geographic Learning). Giáo trình này gồm các minh họa bằng hình ảnh sinh động và sắc nét, kèm theo audio để học viên luyện nói với các chủ đề thông dụng trong cuộc sống: gia đình, thời tiết, sức khỏe, công việc, ẩm thực, giao thông...

Với nhóm đối tượng hoàn toàn chưa biết tiếng Anh đang làm các nghề như tài xế taxi, chủ quán cafe nhỏ, chủ shop đồ lưu niệm, tiểu thương tại các khu chợ…  dự án thiết kế may đo một bộ tài liệu đơn giản, thiết thực, bao gồm các câu hội thoại Anh ngữ thông dụng nhất trong cuộc sống và công việc kinh doanh.

Dự án 'Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh' được kỳ vọng sẽ giúp đại bộ phận có thể giao tiếp được với người nước ngoài.

Dự án "Người dân Khánh Hoà nói tiếng Anh" được kỳ vọng sẽ giúp đại bộ phận có thể giao tiếp được với người nước ngoài.

“Dự án không tập trung vào tiếng Anh học thuật mà tập trung giao tiếp làm sao để dân giao tiếp được với người nước ngoài. Ý nghĩa cao cả củ dự án là  mỗi ngươi dân Khánh Hoà là một đại sứ để quảng bá hình ảnh cũng như văn hoá của địa phương đến với bạn bè thế giới”, bà Bùi Thu Dung chia sẻ và cho biết, khi người dân tham gia vào dự án sẽ không mất phí cũng như được hỗ trợ tài liệu.

Được biết, Tập đoàn Vingroup là đơn vị kết nối triển khai, có vai trò tư vấn chuyên môn, hỗ trợ vận hành và tài chính cho dự án. Cụ thể, trường Đại học VinUni (thuộc Vingroup) chịu trách nhiệm nội dung về giáo trình, xây dựng năng lực tình nguyện viên và lực lượng nòng cốt cho toàn bộ dự án… Trường đã ký kết hợp tác với Trường Đại học Nha Trang và Trường Đại học Khánh Hòa nhằm thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh, tuyển đội ngũ tình nguyện viên tại trường làm lực lượng đồng hành cùng Ban quản lý dự án trong các hoạt động dạy học tiếng Anh và triển khai các hoạt động, sự kiện lớn.

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh” sẽ được tổ chức tại Quảng trường 2/4 (TP. Nha Trang) vào ngày 11/1 tới đây. Ngay sau sự kiện, dự án sẽ được triển khai mạnh mẽ để tiếng Anh thực sự đi vào đời sống hàng ngày của người dân, nhằm góp phần đưa Khánh Hòa đón đầu thị trường đầu tư - du lịch thế giới và trở thành một thành phố quốc tế trong tương lai.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm