| Hotline: 0983.970.780

Không để bị động trước bão, lũ

Thứ Năm 12/09/2019 , 08:26 (GMT+7)

Nhờ thực hiện tốt phương châm “tự quản tại chỗ”, nhiều địa phương ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản trong cơn bão, lũ vừa qua.

Nằm lòng phương châm “tự quản tại chỗ”

Huyện Phong Điền là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 4 và áp thấp nhiệt đới cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua. Trong đó, xã Phong Bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 20 ngôi nhà, 50 ha lúa, hoa màu và nhiều tuyến đường thôn, xóm bị ngập, lũ; hàng trăm học sinh phải nghỉ học.

07-40-45_nh_1
Ngập úng ở huyện Phong Điền do ảnh hưởng bão, lũ vừa qua.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Bình, địa phương không có thiệt hại về người. Sở dĩ giảm thiểu được thiệt hại do công tác phòng chống bão, lũ được chính quyền và người dân địa phương chuẩn bị kĩ càng từ trước.

Trong thời gian bão lũ, xã đã bố trí lượng lượng cán bộ, công an, xã đội và Ban phòng chống bão lụt bão của Đoàn Thanh niên tại các thôn luôn luôn túc trực hỗ trợ người dân chằng chống nhà, thu hoạch hoa màu... Cán bộ xã, thôn đến từng hộ, nhất là những khu vực có nguy cơ mất an toàn cao để nhắc nhở người dân không đi lại, vớt củi, chèo thuyền đưa khách, đánh cá… Đài phát thanh xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân các biện pháp, chủ động ứng phó, bảo vệ an toàn tính mạng.

“Bảo vệ an toàn tính mạng cho dân là mục tiêu được Đảng bộ, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu. Công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân các biện pháp phòng, tránh không phải “ngày một ngày hai” mà là nhiệm vụ thường xuyên”, ông Khánh cho hay.

Ông Lê Phước, thôn Triều Phước, xã Phong Bình chia sẻ: Do nắm bắt kịp thời tình hình thời tiết qua kênh thông tin truyền thanh xã nên ông đã có sự chuẩn và tránh được thiệt hại cho gia đình trong bão, lũ vừa qua.

“Gia đình tôi đã gia cố lại nhà, cửa kiên cố; trong nhà lúc nào cũng sẵn sàng áo phao để dùng khi cần thiết, các loại vật dụng sinh hoạt quan trọng được kê lên cao “gác”, thực phẩm được chuẩn bị đủ dùng trong 1 tuần”, ông Phước cho hay.
 

Phòng tránh là chính

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Phong Điền cho biết: Không chỉ xã Phong Bình mà nhiều địa phương khác ở huyện cũng giảm bớt được thiệt hại do bão lũ vừa qua là do chủ động triển khai các biện pháp ứng phó ngay từ đầu năm; các phương tiện cứu hộ cứu nạn, nhu yếu phẩm từ cấp xã đến thôn, xóm đều được chuẩn bị sẵn sàng.

Theo ông Hùng, tình hình thời tiết năm nay vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, các nguy cơ lũ quét, sợt lở đất, gió lốc có thể xảy ra. Do đó, huyện tiếp tục triển khai các phương án với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, lấy phòng tránh là chính".

07-40-45_nh_2
Người dân dùng ghe, xuồng đã được chuẩn bị từ trước thu hoạch sắn chạy lũ.
"Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm nay, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”..., sẵn sàng ứng phó", ông Hùng nhấn mạnh.

Ngoài các lực lượng phòng chống lụt bão ở cơ sở, huyện Phong Điền cũng thành lập các lực lượng gồm công an, quân đội để ứng cứu kịp thời. Các phương án về chuẩn bị thuốc men, thuốc khử trùng vệ sinh môi trường, xử lý và phòng chống dịch bệnh sau thiên tai cũng đã được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Huyện cũng đã chuẩn bị các phương tiện gồm: Xuồng máy, nhà bạt, phân bổ 150 áo phao, 275 áo phao tròn cứu sinh, 3 phao bè, 58 loa cầm tay cho các xã. Hàng hóa dự trữ gồm 60 tấn gạo, hơn 1.000 thùng mì tôm, 2.240 lít xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác, vận động nhân dân có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Chủ động rà soát những điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, bị ngập úng, lũ quét, các đập, ngầm qua suối để xây dựng phương án bảo vệ, di dời dân, tài sản, gia súc ra khỏi vùng nguy hiểm khi cần thiết; đặc biệt, tại các xã ven biển vùng trũng Ngũ Điền, các xã vùng núi Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ…

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm