| Hotline: 0983.970.780

Không để giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia kéo dài sang năm 2023

Thứ Sáu 29/07/2022 , 17:42 (GMT+7)

Đến 15/8, các bộ, ngành phải hoàn tất ban hành các văn bản hướng dẫn để địa phương có căn cứ giải ngân trên 34.000 tỷ đồng của 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến “Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 với các địa phương về kết quả thực hiện các chương trình MTQG 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm”.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu đến ngày 15/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại để các địa phương có căn cứ triển khai giải ngân trên 34.000 tỷ đồng của 3 chương trình MTQG trong năm 2022. Ảnh: VGP/Hải Minh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu đến ngày 15/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại để các địa phương có căn cứ triển khai giải ngân trên 34.000 tỷ đồng của 3 chương trình MTQG trong năm 2022. Ảnh: VGP/Hải Minh.

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thực hiện các chương trình MTQG.

Theo đó, 3 chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 gồm: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan và địa phương thực hiện.

Cụ thể, tổng số vốn đã giao đạt 92.057,861 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2015 (chiếm 92,06% tổng vốn cho các địa phương); giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2022 trên 34.000 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đạt 100% kế hoạch vốn năm 2022).

Báo cáo từ các địa phương cho thấy, đến hết ngày 26/7, đã có 33/52 địa phương đã trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp tỉnh thông qua nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương. Trong đó, 22 địa phương đã hoàn thành việc giao kế hoạch vốn; 7/52 địa phương đang trình HĐND cấp tỉnh; 12/52 địa phương còn lại đang trong quá trình xây dựng nghị quyết trình HĐND cấp tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu: Đến ngày 15/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại để các địa phương có căn cứ triển khai giải ngân trên 34.000 tỷ đồng của 3 chương trình MTQG trong năm 2022.

Hiện tại, còn 30 văn bản hướng dẫn đang chờ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành: NN-PTNT, Y tế, Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Nội vụ, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ… để hướng dẫn thực hiện các tiểu dự án, dự án thành phần của các chương trình.

Trước đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành phải hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương tình MTQG trong tháng 7/2022.

Với các địa phương, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng hoàn tất để trình HĐND sớm phê duyệt các nghị quyết liên quan đến việc thực hiện các chương trình MTQG, trong đó có nghị quyết phân bổ vốn cho các chương trình MTQG. Hiện tại, vẫn còn trên 10 địa phương chưa phê duyệt nghị quyết này.

“Các địa phương phải hạ quyết tâm giải ngân hết số vốn đã được phân bổ cho các chương trình trong năm nay, không để kéo dài nhiệm vụ giải ngân sang năm 2023”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các địa phương phải hạ quyết tâm giải ngân hết số vốn đã được phân bổ cho các chương trình trong năm nay, không để kéo dài nhiệm vụ giải ngân sang năm 2023. Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các địa phương phải hạ quyết tâm giải ngân hết số vốn đã được phân bổ cho các chương trình trong năm nay, không để kéo dài nhiệm vụ giải ngân sang năm 2023. Ảnh: VGP.

Đến thời điểm hiện nay, đã có 59/63 tỉnh, thành phố có quyết định kiện toàn hoặc thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình MTQG. Phó Thủ tướng yêu cầu 4 địa phương còn lại phải nhanh chóng kiện toàn hoặc thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh để tổ chức triển khai thống nhất, hiệu quả do cả 3 chương trình MTQG đều phân cấp rất mạnh cho các địa phương.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn của các chương trình MTQG, góp phần đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, mang lại những lợi ích trực tiếp cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các bộ, ngành, rà soát lại những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền quy định trong Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Xem thêm
Thí điểm đề án 1 triệu ha lúa, nông dân được hỗ trợ 100% chi phí

ĐBSCL Ngoài hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nông dân tham gia mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ được hỗ trợ toàn bộ vật tư và hạ tầng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.