| Hotline: 0983.970.780

Không di chuyển trâu bò nhiễm bệnh viêm da nổi cục ra khỏi vùng dịch

Thứ Ba 20/04/2021 , 21:16 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương không di chuyển trâu bò nhiễm bệnh viêm da nổi cục ra khỏi vùng dịch trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày.

Trước việc bệnh viêm da nổi cục (VDNC) tiếp tục lây lan trên diện rộng, ngày 19/4, Bộ NN-PTNT có công văn gửi các địa phương cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 1.020 xã, 158 huyện của 25 tỉnh, thành phố, số gia súc mắc bệnh là 27.247 con, trong đó số chết và tiêu hủy là 2.220 con.

Bệnh viêm da nổi cục đang lây lan trên diện rộng, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống. Ảnh: TL.

Bệnh viêm da nổi cục đang lây lan trên diện rộng, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống. Ảnh: TL.

Dịch bệnh viêm da nổi cục hiện đang xảy ra nặng nhất ở các tỉnh Hà Tĩnh (180 xã, 13 huyện, số gia súc mắc bệnh là 12.480 con), Thanh Hóa (209 xã, 24 huyện, số gia súc mắc bệnh là 3.919 con), Quảng Bình (94 xã, 8 huyện, số gia súc mắc bệnh là 4.076 con).

Hiện cả nước có 886 ổ dịch tại 131 huyện của 21 tỉnh chưa qua 21 ngày nên nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục phát sinh và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.

Để khẩn trương kiểm soát tốt các ổ dịch VDNC, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan diện rộng, Bộ NN-PTNT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung các nguồn lực để triển khai có hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò theo đúng quy định của Luật thú y và các văn bản chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.

Trong đó, đối với địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục, thực hiện công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời theo đúng quy định Luật thú y.

Tập trung các nguồn lực tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch. Không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chính quyền các cấp hàng ngày.

Tổ chức xử lý, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh VDNC khi mới xuất hiện dịch bệnh, còn ở diện hẹp. Việc công bố hết dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN-PTNT.

Hướng dẫn người dân nuôi nhốt toàn bộ trâu, bò bệnh và vệ sinh, sát trùng, tiêu độc nơi nuôi, nhốt gia súc, khu vực xung quanh. Có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

Theo Bộ NN-PTNT, các địa phương có thể lựa chọn vacxin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ, Mevac LSD của Ai Cập để tổ chức tiêm phòng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: TL.

Theo Bộ NN-PTNT, các địa phương có thể lựa chọn vacxin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ, Mevac LSD của Ai Cập để tổ chức tiêm phòng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: TL.

Quản lý chặt chẽ, không di chuyển trâu, bò đã khỏi triệu chứng lâm sàng ra khỏi vùng dịch trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày con gia súc cuối cùng khỏi bệnh lâm sàng và gia súc đã được tiêm vacxin VDNC.

Đối với địa phương chưa có dịch bệnh viêm da nổi cục, cần tăng cường giám sát giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, xử lý, tiêu hủy gia súc tại địa phương mới phát dịch ở diện hẹp.

Các địa phương khẩn trương rà soát, tổng hợp nhu cầu vacxin VDNC, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện phòng, chống bệnh VDNC. Trong đó, lưu ý khẩn trương bố trí kinh phí mua vacxin và tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh VDNC

Tiêm phòng vacxin VDNC cho đàn trâu, bò tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh VDNC và các địa phương có nguy cơ cao trong phạm vi bán kính 100km từ địa phương có dịch VDNC, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 90% số gia súc thuộc diện tiêm phòng.

Đối với đàn trâu, bò tại các địa phương không thuộc phạm vi có nguy cơ cao (ngoài 100 km từ địa phương có dịch), căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế để quyết định sử dụng vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm phòng.

Theo Cục Thú y, kết quả đánh giá hiệu lực, giám sát sau tiêm phòng đối với các loại vacxin phòng bệnh VDNC trong thời gian qua cho thấy các địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi trâu, bò có thể lựa chọn vacxin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ, Mevac LSD của Ai Cập để tổ chức tiêm phòng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh VDNC.

Bộ NN-PTNT lưu ý, tối thiểu 21 ngày sau tiêm phòng vacxin mới có đáp ứng miễn dịch phòng, chống bệnh có hiệu quả. Do đó, tại nhiều địa phương, trâu, bò có thể đã nhiễm mầm bệnh nhưng chưa phát bệnh lâm sàng, sau khi được tiêm vacxin, gia súc có thể phát bệnh, chết, cần được xử lý theo quy định.

Xem thêm
Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.