| Hotline: 0983.970.780

Không thể khuất phục một dân tộc: Bản tráng ca bất tử

Thứ Hai 09/02/2015 , 09:35 (GMT+7)

Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) lãnh đạo nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10/2/1930.

Cuộc khởi nghĩa đã bị dìm trong biển máu, hàng loạt đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị tử hình, nhiều người bước lên máy chém còn hô vang “Việt Nam vạn tuế”. Điều đó thể hiện không thế lực bạo tàn nào có thể khuất phục được một dân tộc...

Sau khi thực dân Pháp đặt xong bộ máy cai trị trên khắp đất nước Việt Nam, chúng ra sức vơ vét của cải, đàn áp các cuộc khởi nghĩa và các phong trào yêu nước do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo.

Ngày 25/12/1927, VNQDĐ được thành lập do Nguyễn Thái Học, một trí thức trẻ đứng đầu. GS, Viện sĩ Trần Huy Liệu nhận xét: VNQDĐ biểu hiện rõ rệt là một Đảng cách mạng có khuynh hướng tư sản.

Tư tưởng của Nguyễn Thái Học là: Dùng võ lực lấy lại quyền độc lập cho quốc gia Việt Nam.

Đầu năm 1929 nhân vụ ám sát tên chủ mộ phu Bazin, các đảng viên VNQDĐ bị chính quyền lùng bắt gắt gao, nhiều đảng viên từ trung ương tới địa phương đã bị bắt giữ, giam cầm.

Hệ thống đảng bị vỡ từng mảng, VNQDĐ có nguy cơ tan rã. Ngày 1/7/1929, Hội nghị Lạc Đạo với chủ trương khởi nghĩa vũ trang do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu đã thắng thế áp đảo.

21-07-45_3
Một góc TP Yên Bái trước tháng 2/1930, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa

Với ý chí và quyết tâm: Nếu cứ ngồi yên để quân địch bắt được rồi đưa lên máy chém hay tống vào các nhà tù kết liễu cuộc đời hoạt động. Chi bằng dốc toàn bộ lực lượng làm cuộc khởi nghĩa vũ trang đánh một trận cuối cùng: “Không thành công cũng thành nhân”.

Cuộc khởi nghĩa trùng với Tết nguyên đán năm 1930, đền Tuần Quán gần tỉnh lỵ Yên Bái mở hội linh đình, dân các vùng lân cận nô nức trẩy hội.

Trong chuyến tàu hoả Phú Thọ - Yên Bái chiều 9/2/1930 có rất nhiều người đi trẩy hội, trà trộn trong số người đó là các đảng viên VNQDĐ, họ giấu lựu đạn, bom tự chế cùng vũ khí dưới đáy các thúng bánh chưng và trong các hộp quà xuống ga Yên Bái.

21-07-45_4
Ga Yên Bái, nơi các chiến sĩ VNQDĐ tụ hội để khởi nghĩa

Được nghỉ Tết nên những người lính trong hai đồn cũng đi trẩy hội, họ đã gặp các chiến sĩ VNQDĐ bên ngoài thống nhất kế hoạch khởi nghĩa.

Đúng 1 giờ sáng ngày 10/2/1930 nghĩa quân khởi nghĩa chia thành 3 toán.

Toán thứ nhất phối hợp với lính khố đỏ đánh chiếm trại lính lớn ở đồn Dưới, nơi hai cơ số 5 và số 6 đóng quân giết bọn sĩ quan tại nhà riêng, chiếm kho vũ khí phân phát cho nghĩa quân.

Toán thứ hai tiến đánh đồn Cao, nơi đóng quân của hai cơ số 7 và số 8, giết sĩ quan chỉ huy và cướp trại. Toán thứ 3 xông vào nhà riêng các sĩ quan nằm giữa trại lính tiêu diệt chúng.

Việc giết các sĩ quan diễn ra khá trôi chảy. Nghĩa quân mang theo dao găm, súng lục và bom đến từng nhà gõ cửa nói là có mật lệnh của trung tá Tacon rồi bất ngờ hạ sát. Quan ba Jourdan, quan một Robert bị tiêu diệt ngay, quan ba Gainza, quan hai Reul thì bị thương nặng. Trên đồn Cao tên Quản Cunéo và tên Đội Sevalier bị bóp cổ và đâm chết ngay tại trận. Còn các tên Renaudet, Rolland, Troutox bị thương nặng.

Toàn bộ sĩ quan và hạ sĩ quan ở hai đồn binh này đều bị giết hoặc bị thương, trung tá tư lệnh Tacon sau khi nghe tiếng súng nổ đã kịp chui xuống hầm trú ẩn nên thoát chết, ngoài ra còn một viên hạ sĩ quan da đen cũng thoát được bàn tay của nghĩa quân.

Sau khi chiếm được đồn Dưới, nghĩa quân tập trung tại sân đồn nghe đại biểu của VNQDĐ đọc bài hịch khởi nghĩa và hô vang khẩu hiệu “Đuổi giặc Pháp về nước Pháp/ Đem nước Nam trả người Nam/ Cho nhân dân khỏi lầm than/ Được thêm phần hạnh phúc”. Sau đó nghĩa quân chia nhau chiếm các công sở, nhà ga cắm cờ nửa đỏ nửa vàng của VNQDĐ.

Trên đồn Cao nghĩa quân chỉ chiếm được trại cơ số 7, đại đa số binh lính trại cơ này không hưởng ứng khởi nghĩa lên chạy lên trại cơ số 8, cùng với các binh lính trại cơ số 5 và số 6 chạy lên dưới sự chỉ huy của trung tá Tacon phản công lại.

Do lực lượng mỏng lại thiếu người chỉ huy, mặc dù nghĩa quân đã nhiều lần mở các đợt tấn công lên đồi Cao nhưng bị binh lính của Tacon đánh bật trở lại. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa như Trần Văn Liên, Nguyễn Văn Khôi lần lượt rút lui, nghĩa quân rơi vào tình trạng vô tổ chức, hỗn loạn.

Nhiều người chiến đấu dũng mãnh như Ngô Hải Hoàng, Nguyễn Văn Thuyết... sau khi làm xong nhiệm vụ không biết làm gì đành bị bắt.

Chỉ sau một đêm nổ ra, cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã bị dập tắt. Toàn bộ nghĩa quân ngoài một số người bỏ trốn còn lại đều bị bắt, có người bị bắn ngay tại chỗ. Cuộc khởi nghĩa chìm trong biển máu.

Cùng với khởi nghĩa Yên Bái, quân khởi nghĩa do Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy đánh đồn Hưng Hoá, chiếm phủ Lâm Thao. Do thiếu vũ khí lại không có nội ứng nên nghĩa quân phải rút về Lâm Thao.

Tại Lâm Thao dân quân do Phạm Nhận chỉ huy đánh chiếm phủ Lâm Thao rồi hợp với quân từ Hưng Hoá kéo về. Nhưng không chống cự được với quân đội Pháp được trang bị vũ khí đầy đủ từ Phú Thọ kéo lên phản công.

21-07-45_6
Khu tưởng niệm Nguyễn Thái Học nằm trong công viên Yên Hoà

Đội quân khởi nghĩa bị đánh tan, lãnh tụ Nguyễn Khắc Nhu bị thương rơi vào tay giặc. Trên đường dẫn giải về trại giam khi qua sông ông đã nhảy xuống sông tự vẫn, được chúng vớt lên nhốt trong nhà tù, đêm ấy ông đâm đầu vào thành trại giam thể hiện khí tiết của người yêu nước, quyết không chịu quỳ gối trước lưỡi lê và họng súng của giặc Pháp.

Tại Hà Nội, đêm 10/2/1930 hưởng ứng tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái, nhiều đảng viên VNQDĐ là học sinh trường Kỹ nghệ Hà Nội được huy động đem bon tự chế ném vào Sở mật thám, bóp cảnh sát Hàng Trống...

Cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi nổ ra sau 5 ngày do Nguyễn Thái Học chỉ huy dự định ở các địa phương: Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Hải Dương, Phả Lại, Kiến An và Hải Phòng. Nhưng khởi nghĩa chỉ nổ ra ở Vĩnh Bảo và Phụ Dực do toán quân của Trần Văn Riệu và Đào Văn Thê cầm đầu, nhưng chỉ thu được một số thắng lợi đã bị quân Pháp phản công dập tắt. Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học không thể trốn thoát bị giặc Pháp bắt tại Cổ Vịt, Hải Dương.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhưng gương hy sinh của những người con yêu nước đã viết lên bản tráng ca bất tử.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm