| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Lào Cai 30 năm nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu cảm xúc nông dân

Chủ Nhật 03/12/2023 , 17:03 (GMT+7)

LÀO CAI Trước khi bắt tay vào công việc, mỗi cán bộ khuyến nông Lào Cai luôn đặt mình vào vị trí của nông dân để nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu cảm xúc của bà con.

Sau 30 năm hoạt động, Khuyến nông Lào Cai đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành; nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, sản xuất và tiêu thụ nông sản mang tính ổn định, bền vững; góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Khuyến nông Lào Cai xây dựng nhiều mô hình sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản cho nông dân. Ảnh: Lưu Hòa.

Khuyến nông Lào Cai xây dựng nhiều mô hình sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản cho nông dân. Ảnh: Lưu Hòa.

Một trong những yếu tố tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn Lào Cai là việc tổ chức tốt hoạt động khuyến nông. Vai trò của hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh đến xã và thôn bản được khẳng định rõ nét, là lực lượng nòng cốt phổ biến chủ trương, chính sách, tham gia chỉ đạo sản xuất ở cơ sở, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất. Khuyến nông chính là cầu nối nông dân với khoa học, kỹ thuật, canh tác tối ưu, mở ra cơ hội mới, tạo dựng giá trị bền vững cho nông dân tại tỉnh Lào Cai...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông của Lào Cai cũng còn bộc lộ một số mặt tồn tại, hạn chế.

Sau khi thành lập trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện/thành phố, hệ thống khuyến nông bị “đứt gãy”, thiếu tính liên kết bền vững. Đổi mới hoạt động khuyến nông là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên đội ngũ cán bộ khuyến nông còn có mặt hạn chế, đặc biệt thiếu các kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị, kinh tế, chuyển đổi số…

Nguồn ngân sách dành cho khuyến nông còn hạn chế; cơ chế chính sách còn bó hẹp, gây khó khăn trong triển khai xây dựng các mô hình mang tính mới (mô hình thử nghiệm, mô hình ứng dụng công nghệ, tư vấn, hội thảo, hội thi, chuyển đổi hình thức tuyên truyền…).

Một buổi tập huấn của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai cho nông dân. Ảnh: Lưu Hòa.

Một buổi tập huấn của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai cho nông dân. Ảnh: Lưu Hòa.

Để từng bước thay đổi nhỏ đạt kết quả lớn như trên, mỗi cán bộ khuyến nông Lào Cai trước khi bắt tay vào bất cứ công việc nào cũng luôn đặt mình vào vị trí của nông dân để nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu cảm xúc của nông dân. Luôn cung cấp, giới thiệu những điều nông dân đang cần. Chịu khó tìm tòi, tiếp cận các phương pháp chuyển giao bền bỉ, thuyết phục; lắng nghe ý kiến, phản hồi từ nông dân để liên tục cập nhật, điều chỉnh nhằm đem đến thành công cho nông dân; luôn mong mỏi mỗi sự thay đổi từ mỗi nông dân sẽ có sức lan toả sâu rộng đến cộng đồng dân cư nông thôn.

Nhằm nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ khuyến nông để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, Khuyến nông Lào Cai đã và đang tập trung xây dựng các mô hình, dự án, thực hiện chuyển đổi từ các mô hình sản xuất sang xây dựng các mô hình/dự án khuyến nông theo hướng tổng hợp, đa dạng, tích hợp đa giá trị (công nghệ, tổ chức quản lý, chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, kết nối thị trường, chuyển đổi số…) để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mô hình kinh tế nông nghiệp, hình thành hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, hội nhập thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chú trọng cung cấp thông tin về những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thông tin thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết các dự án vùng nguyên liệu.

Hoạt động khuyến nông của Lào Cai ngày càng đổi mới mạnh mẽ. Ảnh: Lưu Hòa.

Hoạt động khuyến nông của Lào Cai ngày càng đổi mới mạnh mẽ. Ảnh: Lưu Hòa.

Hoạt động thông tin tuyên truyền được triển khai thực hiện bằng thông điệp cụ thể, rõ ràng, theo định hướng, gắn với các chủ trương lớn của tỉnh, của ngành như: Sản xuất có trách nhiệm, an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao…; thông tin truyền thông được chia sẻ, kết nối liên thông trong hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở và  giữa hệ thống khuyến nông với các phương tiện truyền thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động thông tin tuyên truyền.

Công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông thay đổi theo hướng đa dạng về nội dung và phương pháp để học viên dễ nhớ, dễ làm theo hướng cầm tay chỉ việc, gắn lý thuyết với thực hành. Nội dung đào tạo huấn luyện không chỉ đào tạo về kỹ thuật, mà còn đào tạo về tổ chức quản lý, liên kết sản xuất, mã vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thị trường, xúc tiến thương mại, chuyển đổi số trong nông nghiệp… để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khuyến nông cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị, nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, bền vững, hội nhập quốc tế.

Song song đó, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông, nhất là thu hút nguồn lực, kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Lào Cai đã và đang tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách cho hoạt động khuyến nông. Bên cạnh các chính sách hiện có, cần bổ sung chính sách về nguồn vốn, chính sách thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách về giải pháp liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, về hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, chuyển đổi số…

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.