| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản

Thứ Tư 17/11/2021 , 10:05 (GMT+7)

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, mang lại hiệu quả cao. Tập trung tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả, giai đoạn năm 2016 - 2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng bình quân hơn 6%/năm.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, mang lại thu nhập cao. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã chuyển dịch mạnh sang phát triển kinh tế thủy sản, chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, mang lại thu nhập cao. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, đã chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả hoặc không đảm bảo nguồn nước tưới sang luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (mô hình tôm - lúa), mang lại hiệu quả cao. Nếu như năm 2015, toàn tỉnh sản xuất theo mô hình tôm - lúa là gần 78.000ha, sản lượng tôm thu hoạch hơn 31.000 tấn, thì đến năm 2020 đã tăng lên 100.000ha và sản lượng là 47.000 tấn. Việc chuyển đổi diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, thu nhập bình quân tăng từ 50 triệu đồng/ha lên mức từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, đến năm 2020 tăng hơn 50% về diện tích và tăng gần 87% về sản lượng so với năm 2015. Cụ thể, tăng diện tích thả nuôi từ 2.132ha, sản lượng gần 15.000 tấn lên 3.200ha và sản lượng 28.000 tấ. Nuôi cá lồng bè trên biển tăng từ 2.613 lồng sản lượng 1.900 tấn (năm 2015) nên 4.500 lồng, sản lượng thu hoạch đạt 3.555 tấn (năm 2020).

Kinh tế thủy sản đang dần trở thành ngành kinh tế chủ lực trong nông nghiệp. Lĩnh vực khai thác, đã tổ chức lại sản xuất biển theo hướng giảm dần tàu có công suất nhỏ, khai thác ven bờ sang phát triển tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ, nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an ninh chủ quyền biển quốc gia.  

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất