| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Hết lo nhiễm mặn nhờ hệ thống thủy lợi ven biển hoàn chỉnh

Chủ Nhật 06/11/2022 , 09:28 (GMT+7)

Kiên Giang Hệ thống thủy lợi dọc theo tuyến đê biển An Biên – An Minh được đầu tư đồng bộ, giúp nông dân trồng lúa – tôm hết lo nhiễm mặn vào cuối vụ.

Đầu tư hệ thống cống điều tiết thủy lợi

Kiên Giang là tỉnh có mô hình sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm (lúa – tôm) phát triển khá mạnh ở ĐBSCL, với tổng diện tích đạt gần 100.000 ha. Trong đó, diện tích người dân gieo cấy lại lúa vụ mùa 2022-2023 trên nền đất nuôi tôm theo kế hoạch của Sở NN-PTNT tỉnh là 68.450 ha. Diện tích còn lại do giáp biển, nuôi tôm lâu năm nền đất bị nhiễm mặn, không thể gieo trồng lúa, nông dân trồng một số loại cỏ chịu mặn để thay thế, giúp xử lý môi trường.

Cống âu thuyền Xẻo Rô đầu đầu tư hoàn chỉnh, vận hành điều tiết thủy lợi, giúp bảo vệ vùng sản xuất lúa - tôm An Biên, An Minh không còn lo nhiễm mặn vào cuối vụ. Ảnh: Trung Chánh.

Cống âu thuyền Xẻo Rô đầu đầu tư hoàn chỉnh, vận hành điều tiết thủy lợi, giúp bảo vệ vùng sản xuất lúa - tôm An Biên, An Minh không còn lo nhiễm mặn vào cuối vụ. Ảnh: Trung Chánh.

Các huyện vùng U Minh Thượng là địa bàn được quy hoạch chuyển đổi sản xuất từ độc canh cây lúa sang luân canh lúa – tôm của tỉnh Kiên Giang. Trong đó, huyện An Biên và An Minh chiếm phần lớn diện tích canh tác theo mô hình này. Vụ mùa 2022-2023, nông dân huyện An Minh gieo cấy lúa trên nền đất nuôi tôm là 23.000 ha, huyện An Biên 20.000 ha. Còn lại là huyện Vĩnh Thuận là 14.000 ha và U Minh Thượng 8.600 ha.

Sản xuất luân canh lúa – tôm, nguồn nước ngọt chủ yếu phụ thuộc vào nước trời nên năm nào mùa mưa kết thúc sớm, khả năng bị thiệt hại do nhiễm mặn vào cuối vụ là rất cao. Điển hình là đợt hạn mặn vào mùa khô năm 2015-2016, đã có hàng ngàn ha lúa – tôm trong khu vực này bị chết khô. Nhiều hộ nông dân điêu đứng khi đầu tư vốn liếng, công chăm sóc đến khi lúa gần thu hoạch thì bị xèo, đứng trơ bông do nhiễm mặn.

Để bảo vệ sản xuất, năm 2019, UBND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển trên địa bàn. Giao Sở NN-PTNT làm chủ đầu tư, triển khai thực hiện. Hệ thống cống này được đầu tư xây dựng nhằm tăng cường khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, nguồn nước và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khu vực này rộng khoảng 99.000 ha thuộc các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành và khoảng 110.000 ha thuộc các huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, trong đó vùng tác động trực tiếp khoảng 100.000 ha.

Nhiều cống và công trình thủy lợi được ngành nông nghiệp Kiên Giang đầu tư, giúp chủ động điều tiết nguồn nước, ngăn mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều cống và công trình thủy lợi được ngành nông nghiệp Kiên Giang đầu tư, giúp chủ động điều tiết nguồn nước, ngăn mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Trong 18 cống nói trên thì tuyến đê biển An Biên – An Minh chiếm tới 16 cống, còn lại 2 cống là T3 - Hòa Điền (huyện Kiên Lương) và Vàm Bà Lịch (huyện Châu Thành). Ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên cho biết, các cống đầu tư trên địa bàn huyện An Biên gồm: cống âu thuyền Xẻo Rô, cống cạch Ngã Bát, cống Kênh 40, cống Mương Chùa, cống Mương Quao, cống Hai Sến, cống kênh Chống Mỹ và cống kênh Dài.

Theo quyết định, hệ thống cống này sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ năm 2019 – 2023, khi hoàn thành sẽ giúp chủ động điều tiết thủy lợi, bảo vệ linh hoạt với các vùng sản xuất nông nghiệp, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất, ổn định sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của người dân. Ngoài ra, còn đầu tư hệ thống điện trung thế 3 pha và các trạm biến áp, dọc theo tuyến đê biển An Biên – An Minh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

Phát triển lúa – tôm bền vững

Cây lúa tuy mang lại giá trị kinh tế không cao so với con tôm nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong mô hình lúa – tôm. Cây lúa giúp xử lý các chất hữu cơ tồn dư trong quá trình nuôi tôm, tạo ra môi trường sạch để nuôi vụ tôm tiếp theo hiệu quả. Hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh, điều tiết nguồn nước ngọt – lợ luân phiên theo mùa, thuận lợi cho sản xuất cả vụ lúa và vụ tôm.

Nông dân sản xuất theo mô hình lúa – tôm ở huyện An Minh đã yên tâm tầu tư trồng lúa, không còn lo bị nhiễm mặn vào cuối vụ nhờ hệ thống thủy lợi ven biển được đầu tư đồng bộ. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân sản xuất theo mô hình lúa – tôm ở huyện An Minh đã yên tâm tầu tư trồng lúa, không còn lo bị nhiễm mặn vào cuối vụ nhờ hệ thống thủy lợi ven biển được đầu tư đồng bộ. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Thành Phong, ở xã Đông Hòa, huyện An Minh có 2,5 ha đất sản xuất đã chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm được 15 năm. Vụ này, gia đình ông Phong gieo cấy giống lúa ST25, hiện lúa đã chuẩn bị trổ bông, thời tiết thuận lợi hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi. Theo ông Phong, hiện hệ thống cống ven biển trên địa bàn huyện đã được đầu tư, giúp chủ động điều tiết nguồn nước. Khi sản xuất vụ lúa sẽ chủ động đóng lại, ngăn mặn từ biển vào nên nông dân không lo bị thiệt hại như trước đây, nhất là vào thời điểm cuối vụ.

Sản xuất lúa – tôm rất lý tưởng để thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ. Tỉnh Kiên Giang đang tập trung hỗ trợ để tăng diện tích sản xuất lúa đạt các chứng nhận tại khu vực này. Hiện nay, đã có hàng ngàn ha lúa ở các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, được các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGAP để chế biến xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…

Hệ thống thủy lợi ven biển được xây dựng giúp nông dân sản xuất lúa - tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng mạnh dạn đầu tư sản xuất, do không còn lo mặn xâm nhập vào cuối vụ. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi ven biển được xây dựng giúp nông dân sản xuất lúa - tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng mạnh dạn đầu tư sản xuất, do không còn lo mặn xâm nhập vào cuối vụ. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, đơn vị đã xây dựng kế hoạch vận hành đóng, mở hệ thống cống trên tuyến để biển An Biên – An Minh, Rạch Giá – Kiên Lương và tuyến đê bao Ô Môn – Xà No thuộc địa bàn huyện Giồng Riềng, Gò Quao để phục vụ sản xuất, nhất là không để xảy ra tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn, thường xuyên thông báo kế hoạch vận hành cụm công trình cống Cái Lớn – Cái Bé và cống âu thuyền Xẻo Rô. Triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trong mùa khô trên địa bàn.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.