| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Mức thu nhập bình quân đầu người xã cao nhất đạt trên 66 triệu đồng

Thứ Sáu 26/10/2018 , 15:15 (GMT+7)

Sáng 26/10, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). 

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phạm Vũ Hồng phát biểu chỉ đạo hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phạm Vũ Hồng chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, ông Tống Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục PTNT, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết, tính đến cuối tháng 9/2018, toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn và 57 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 công nhận 18 xã, giai đoạn 2016-2018 công nhận 31 xã. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,8 tiêu chí/xã (cao hơn bình quân cả nước, hiện nay là 14,6 tiêu chí/xã), tăng 2,3 tiêu chí/xã.

Các địa phương có số xã đạt chuẩn NTM cao là: Giồng Riềng (15/18 xã), Tân Hiệp (9/10 xã), Gò Quao (7/10 xã), Kiên Lương (5/7 xã). Nhiều huyện đạt mức bình quân từ 17 tiêu chí trở lên, như: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Kiên Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận và TX Hà Tiên.  

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 42,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,45 lần so với năm 2015. Mức thu nhập bình quân xã đạt cao nhất trên 66 triệu đồng, nhóm xã có thu nhập khá từ 43,9-53,7 triệu đồng, thuộc các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng.

Để có được kết quả trên, trong những năm qua, các địa phương đã tập trung phát sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập… Nhất là những kết quả đạt được từ quá trình tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đã góp phần đẩy anh quá trình xây dựng NTM. Cụ thể, tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất chuyên lúa sang lúa - tôm là 10.290 ha, đất lúa sang trồng cây lâu năm 940 ha, đất lúa vụ Mùa (lúa - tôm) sang chuyên nuôi trồng thủy sản 15.524 ha; quy hoạch phát triển vùng chuyên canh rau màu an toàn tập trung quanh các đô thị, khu du lịch… nhiều mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến ở đầu cầu tỉnh

Trong 3 năm, toàn tỉnh đã thành lập mới 121 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số toàn tỉnh lên 320 HTX, với diện tích sản xuất là 48.526 ha, có 28.611 xã viên tham gia. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đạo tạo cho 85.500 người (3 năm), tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm đạt 84%; Giải quyết việc làm cho 106.755 lượt lao động (có 335 người đi xuất khẩu lao đông).

Tổng nguồn vốn được huy động thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 7.524ty3y3 đồng, trong đó doanh nghiệp hỗ trợ 650 tỷ đồng và người dân đóng góp 951 tỷ đồng (thông qua hiến đấn, di dời vật kiến trúc và ngày công lao động.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phạm Vũ Hồng, chỉ đạo, giai đoạn 2019-2020, tỉnh phấn đấu xây dựng thêm 4 huyện NTM, gồm: Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Kiên Lương, trong đó có ít nhất 2 huyện được công nhận chính thức. Các xã nâng lên từ 1-2 tiêu chí/năm và hàng năm có ít nhất từ 9-10 xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/ngườ/năm, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân từ 1-1,5 %/năm. Riêng huyện NTM Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng, mỗi huyện có ít nhất 1 xã đạt tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu.

 Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh Kiên Giang

Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho chương trình NTM, tiếp tục đầu tư hoàn thiên hạ tầng nông thôn, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. Gắn chặt chẽ việc thực chương trình xây dựng NTM với thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM./.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.