| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang triển khai 2.800 héc-ta cánh đồng lớn sản xuất lúa vụ đông xuân

Thứ Tư 24/11/2021 , 07:46 (GMT+7)

Kiên Giang Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang triển khai hàng ngàn héc-ta cánh đồng lớn sản xuất lúa, giúp nông dân giảm chi phí, hạ giá thành.

Mở rộng diện tích cánh đồng lớn

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch triển khai các dự án khuyến nông trên cây lúa đã được xây dựng, vụ đông xuân 2021-2022, đơn vị sẽ thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.600 ha. Ngoài ra, thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, đơn vị được giao thực hiện thêm với diện tích 1.200 ha.

Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất cánh đồng lớn giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất cánh đồng lớn giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Như vậy, vụ lúa đông xuân 2021-2022, tổng diện tích đơn vị triển khai thực hiện là 2.800 ha cánh đồng lớn giảm chi phí sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các cánh đồng lớn sẽ được bố trí tại 10 huyện thuộc các vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh. Cụ thể, vùng Tây sông Hậu gồm huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao; vùng U Minh Thượng gồm huyện: An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận; vùng Tứ giác Long Xuyên, gồm huyện: Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành.

Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất cánh đồng lớn giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất cánh đồng lớn giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia xây dựng cánh đồng lớn, ngoài được hỗ trợ một phần chi phí mua lúa giống và vật tư phân bón, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Qua đó, giúp giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, chú trọng sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm, với sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

Giảm áp lực cho sản xuất

Việc bố trí lịnh thời vụ xuống giống lúa đông xuân 2021- 2022 hợp lý, không chỉ né được thời tiết bất lợi, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại, mà còn giảm áp lực cho sản xuất.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang hướng dẫn bố trí lịch mùa vụ xuống giống lúa đông xuân 2021-2022 trên từng vùng sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang hướng dẫn bố trí lịch mùa vụ xuống giống lúa đông xuân 2021-2022 trên từng vùng sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Kế hoạch xuống giống lúa đông xuân của tỉnh là 283.646 ha. Căn cứ theo tình hình dự báo khí tượng thủy văn và nguy cơ dịch hại, ngành khuyến cáo xuống giống tập trung thành 3 đợt chính. Cụ thể, mỗi đợt tập trung trong 10 ngày (từ ngày 20-30), trong các tháng 10, 11 và 12.

Đợt 1, gieo sạ ở vùng ngập lũ không sâu và lũ rút sớm. Đợt 2, đây là đợt gieo sạ tập trung, bao gồm phần lớn diện tích các huyện trọng điểm về sản xuất lúa: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương và TP Rạch Giá. Đợt 3 chủ yếu các vùng trũng, nước rút chậm.

Hiện nông dân đang tập trung xuống giống đợt cao điểm cuối tháng 11 theo lịch thời vụ khuyến cáo. Ngoài ra, nông dân ở các huyện vùng U Minh Thượng đã tranh thủ xuống giống sớm vì đây là vùng sản xuất chủ yếu  lệ thuộc nguồn nước mưa, có nguy cơ bị thiệt hại nếu hạn, mặn xuất hiện sớm.

Việc xuống giống rải vụ như vậy sẽ giảm áp lực cho sản xuất, nhất là nguy cơ thiếu cục bộ máy móc, thiết bị cơ giới để gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch, phơi sấy lúa. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ lúa hàng hóa thuận lợi hơn, tránh tình trạng dội hàng, rớt giá do thu hoạch rộ cùng lúc.

Hình mẫu từ Tổ kinh tế kỹ thuật

Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, toàn tỉnh có 144 xã, phường, thị trấn, trong đó có 116 xã được thành lập Tổ kinh tế kỹ thuận (KTKT). Bình quân mỗi xã phường, thị trấn có 2,3 viên chức và 9 xã có cán bộ khuyến nông viên hoạt động không thành lập Tổ (tập trung TP.Rạch giá, Hà Tiên, Phú Quốc và Kiên Hải).

Các mô hình trình diễn ngày càng đa dạng và phong phú về giống, loài…các Tổ KTKT thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm giao theo dõi các điểm trình diễn mô hình Khuyến nông bao gồm các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa...Trong đó, tổng số 3.980 ha cây lúa, 57 ha tôm-lúa, 9 ha cá-lúa, 48 ha cây màu, 8 điểm trồng rau, 70 ha cây ăn trái, 176 điểm chăn nuôi, 27 điểm nuôi thủy sản, 14 điểm cơ giới hóa và 13 điểm hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP, GolobalGAP hoặc hữu cơ.

Qua đó, nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tạo sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ góp phần vào xây dựng sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao và xây dựng sản phẩm tôm nước lợ theo chuỗi giá trị kết hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.