| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp cá tra

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:00 (GMT+7)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ 2.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp cá tra vượt qua khó khăn.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ 2.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp cá tra vượt qua khó khăn.

>> DN thủy sản cần vốn khẩn cấp
>> Nông dân đòi phá sản Công ty thủy sản Bình An
>> Những giọt nước mắt... phá sản
>> Doanh nghiệp phá sản - nỗi lo nền kinh tế

Theo Vasep, trong khi thị trường xuất khẩu đang tiến triển khả quan thì nguồn nguyên liệu và thiếu vốn đang đẩy nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi vào cảnh “treo” ao và nhà máy ngừng hoạt động.

Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu

Tại hội nghị sơ kết xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm do Vasep tổ chức tại TPHCM, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết xuất khẩu quí 1 đã đạt hơn 420 triệu đô la Mỹ, tăng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các thị trường ở khu vực châu Mỹ có mức tăng trưởng khá tốt, với Brazil tăng 150%, Chile 125%, Mỹ 40%, Mexico 26%,… Chỉ riêng khu vực này, theo đánh giá của Vasep, sẽ mang về 200 triệu đô la Mỹ trị giá xuất khẩu trong năm nay.
 “Các thị trường khác cũng giữ mức tăng trưởng ổn định và theo tôi mục tiêu xuất khẩu 2 tỉ đô la Mỹ của ngành cá tra năm nay là trong tầm tay”, ông Hòe nói. Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ.


Thiếu vốn, có nguy cơ ngành chế biến cá tra bỏ lỡ mục tiêu xuất khẩu 2 tỉ đô la Mỹ trong năm 2012. (ảnh minh họa)

Trong khi đó, ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep nhận định:“ Kinh tế thế giới càng khó khăn thì cá tra càng được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới lựa chọn do giá rẻ hơn các loại cá cùng loại mà chất lượng lại tốt. Đây chính là thời cơ của cá tra Việt Nam”, ông nói.

Tuy nhiên, theo ông Minh, mục tiêu chỉ đạt được khi nguồn vốn cho doanh nghiệp được khơi thông.

“Cờ hiện trong tay các ngân hàng. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt tín dụng như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp cá tra sẽ có thể phá sản trong quí 3 này”, ông Minh nhận định.

Hơn một nửa nhà máy ngừng hoạt động

Tại hội nghị, nhiều ý kiến nêu rằng việc tiếp cận vốn khó khăn đã khiến hoàng loạt các doanh nghiệp cá tra thu hẹp hoạt động sản xuất hay sản xuất cầm chừng.

Hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cá tra từ chỗ được đánh giá là đầy tiềm năng, thì nay được đưa vào danh sách các ngành có tính rủi ro cao, nhất là sau những thông tin xấu về phá sản của một vài công ty xuất khẩu cá tra, đã khiến ngân hàng càng thắt chặt tín dụng ngay cả đối với các doanh nghiệp có dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu tốt. Điều đó làm hàng loạt công ty gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn để tiếp tục duy trì sản xuất.

“Tiền bán cá quí 1 chưa thu hồi được lại bị ngân hàng đòi nợ, khiến chúng tôi lâm vào cảnh khốn cùng, không có tiền mua cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu tiếp, làm giá cá giảm từ 26.000 đồng xuống còn 22.000 – 23.000 đồng/kg như hiện nay” – giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL nêu thực trạng.

Theo các doanh nghiệp, lượng cá sử dụng để chế biến xuất khẩu trong quí 1 chủ yếu là hàng tồn kho từ năm trước chuyển sang. Và với giá thu mua nói trên, người nông dân cầm chắc lỗ vì giá thành cá tra theo công bố của ngành thủy sản một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp hiện nay đã hơn 23.000 đồng/kg.

Việc thiếu vốn trầm trọng hiện đã làm nhiều nhà máy rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Theo Vasep, hiện có hơn 50% các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ngừng hoạt động hoặc đang hoạt động cầm chừng. Tình trạng này cũng kéo theo hơn 40% các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản cũng đã ngừng hoạt động và hàng loạt dự án đầu tư bị ngưng trệ. 

Theo TBKTSG

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm