| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm thu tiền tỷ mỗi năm từ trồng nhãn

Thứ Hai 24/04/2017 , 07:30 (GMT+7)

Anh Thế nhận định giá nhãn năm nay không thể dưới 25.000 đồng/kg. Như vậy, khi trừ mọi chi phí vật tư, công lao động và khấu hao tiền thuê mượn đất, gia anh Thế vẫn còn lãi ròng ngót 1 tỷ đồng.

Vừa gặp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, đã hồ hởi khoe ngay: “Vụ nhãn năm nay chắc chắn gia đình anh sẽ được mùa khá, diện tích ra hoa đạt trên 60%. Với 4ha nhãn của gia đình, tính nhanh cũng phải được 45 tấn quả”.

09-00-09_nhn-no-ho-nho-tien-bo-ky-thut
Nhãn ra hoa nhờ tiến bộ kỹ thuật

Anh Thế nhận định giá nhãn năm nay không thể dưới 25.000 đồng/kg. Như vậy, khi trừ mọi chi phí vật tư, công lao động và khấu hao tiền thuê mượn đất, gia anh Thế vẫn còn lãi ròng ngót 1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước cũng với diện tích nhãn này gia đình anh Thế đã thu được lợi nhuận hơn 800 triệu đồng.

Kinh nghiệm thâm canh nhãn luôn cho thu nhập cao của gia đình anh Thế là: Chọn giống nhãn chín muộn HTM1. Trồng cây giống 3 - 4 tuổi để sớm cho sản lượng quả cao. Chăm bón bằng phân hữu cơ các loại và NPK Đầu trâu. Phun Ridomil + Trecbon để phòng trừ sương mai, rệp các loại vào các thời điểm: Lộc non mới nhú. Chớm ra ngồng hoa. Nhãn nở báo hoa đực. Tắt hoa lộ quả non (sau tiết thanh minh) và khi quả nhãn bắt đầu vào nước 1. Bón phân nuôi quả khi quả nhãn đang ở nước 1 (hạt quả trắng xám, cùi mỏng, vị nhạt, mùi hăng tanh).

Để khắc phục nhãn ra quả cách năm: Cần bón nuôi lộc thu ngay sau kết thúc thu quả hoạch (khoảng đầu tháng 10). Bón đón hoa khi giò hoa mới nhú (khoảng đầu tháng 12). Nếu những năm có mùa đông ấm như vụ đông 2016 - 2017 này, thì phải khoanh vỏ hãm cây: Dùng cưa gỗ chuyên dụng, cưa một đường tròn khép kín sâu tới tầng sinh gỗ. Vết khoanh rộng khoảng 3ml. Thời gian khoanh, sau tiết Đông chí 8 - 15 ngày (cuối tháng 12 đầu tháng 1 dương lịch). Các cây trên 15 năm tuổi thì khoanh ở các cành cấp 2; 3. Vị trí khoanh cách gốc cành 15 - 20cm. Cần để lại 1 - 2 cành không khoanh cho cây thở, tránh cây bị sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng.

Theo anh Thế, muốn làm giàu bằng nghề nông phải tích tụ được ruộng và canh tác theo cánh đồng lớn. Vì vậy, ngay từ năm 1985 gia đình anh Thế đã trồng nhãn, ban đầu chỉ trồng 2 - 3 sào nhãn trong vườn nhà, kết hợp làm nghề sấy chế biến long nhãn, lợi nhuận thu được hàng năm anh chỉ dành cho đầu tư thuê mượn lại đất canh tác của người dân địa phương, để mở rộng trồng thâm canh nhãn.

09-00-09_thu-hoch-nhn
Thu hoạch nhãn

Kết quả, đến nay gia đình anh Thế đã có hơn 4ha nhãn đang kỳ cho sản lượng quả cao. Nếu kịp thời đưa các giống nhãn tiến bộ vào ghép cải tạo cho các cây bị già cỗi, thoái hóa… thì sản lượng vườn quả sẽ luôn ổn định, nguồn lợi nhuận thu về sẽ không ngừng nghỉ cho cả đời con cháu.

Bằng cách thâm canh nhãn này từ nhiều năm nay, gia đình anh Thế luôn được mùa nhãn. Không chỉ giỏi làm kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Thế còn là một đảng viên gương mẫu, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương giao phó, và tạo được ảnh hưởng lan tỏa bí quyết thâm canh nhãn của mình ra cộng đồng nông dân địa phương và khu vực.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Có kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ từng lĩnh vực, từng năm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết sẽ xây dựng kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho từng lĩnh vực, từng năm.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.