| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế tuần hoàn từ rơm tại sao không?

Thứ Năm 09/03/2023 , 18:33 (GMT+7)

Nguồn phụ phẩm từ rơm rạ tưởng chừng như bỏ đi nhưng nếu biết tận dụng có thể tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích, tăng thu nhập và giảm phát thải.

Ngày 9/3 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo khởi động Dự án RiceEco giới thiệu kinh tế tuần hoàn từ rơm, các giải pháp quản lý rơm, rạ bền vững, phát thải thấp và tham vấn phát triển xanh dựa trên rơm rạ.

TS. Nguyễn Văn Hùng, Chuyên gia khoa học cao cấp của IRRI, Giám đốc dự án RiceEco nhấn mạnh, Dự án có sự tham gia của các đối tác khu vực công, tư nhiều thế mạnh trong cả chính sách, khoa học và nhân rộng, áp dụng như, IRRI, đối tác quản lý và phát triển Việt Nam và Campuchia cùng các doanh nghiệp tư nhân, hy vọng sẽ thúc đẩy nhanh phát triển chuỗi giá trị “tuần hoàn, chỉ chính phẩm, không phụ phẩm”, tăng thu nhập từ rơm, tăng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như sản xuất lúa gạo bền vững và phát thải thấp.

Hội thảo khởi động Dự án RiceEco giới thiệu kinh tế tuần hoàn từ rơm do IRRI phối hợp Bộ NN-PTNT tổ chức. Ảnh: Thanh Thủy.

Hội thảo khởi động Dự án RiceEco giới thiệu kinh tế tuần hoàn từ rơm do IRRI phối hợp Bộ NN-PTNT tổ chức. Ảnh: Thanh Thủy.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN-PTNT, sản lượng rơm rạ mỗi năm tại Việt Nam khoảng 40 triệu tấn, trong đó, mới chỉ khoảng 10% được sử dụng với mục đích làm thức ăn chăn nuôi, phân bón… và phần lớn còn lại bị xử lý bằng cách đốt đồng, vừa gây ô nhiễm môi trường lại tăng phát thải khí nhà kính.

Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu này một cách hiệu quả với những công nghệ tốt, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm thu nhập của người nông dân trồng lúa.

Khi tham gia dự án, bà con nông dân sẽ được thực hành công nghệ canh tác lúa gạo bền vững, hữu cơ, tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm từ rơm, như nấm rơm, thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị.

Một số sản phẩm từ nguyên liệu rơm trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Thanh Thủy.

Một số sản phẩm từ nguyên liệu rơm trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Thanh Thủy.

Ngoài ra, dự án cũng phát triển quản lý thu gom và vận chuyển rơm với sự hỗ trợ của cơ giới hóa và nông nghiệp số, góp phần quan trọng hỗ trợ “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Dự án “Kinh tế tuần hoàn từ rơm nhằm cải thiện đa dạng sinh học và tính bền vững” do Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc (MKCF), Viện MeKong tài trợ, sẽ được IRRI cùng các đối tác của Việt Nam, Campuchia thực hiện trong giai đoạn 3 năm, từ 2023 đến 2026.

Mục tiêu nhằm đẩy nhanh phát triển chuỗi giá trị tuần hoàn chỉ chính phẩm không phụ phẩm, tăng thu nhập từ rơm, tăng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như sản xuất lúa gạo bền vững và phát thải thấp, dự án sẽ tái sử dụng và chế biến khoảng 80% diện tích rơm rạ thu gom trên đồng ruộng.

Xem thêm
Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen

Điện Biên Với đàn gà Mông đen 1.000 con nuôi thả mỗi lứa, chàng trai người Thái ở bản Co Luống (xã Mường Phăng, huyện Mường Phăng, tỉnh Điện Biên) lãi 200 triệu đồng.

Quảng Trị phát hiện thêm 9 con trâu chết

QUẢNG TRỊ Xác 9 con trâu được phát hiện thêm, nâng tổng số trâu chết lên 29 con. Ngành thú y dùng kháng sinh điều trị đàn gia súc vùng có nguy cơ cao.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất