| Hotline: 0983.970.780

Kỳ cuối: Chờ ngày bị đốn hạ?

Thứ Năm 29/03/2012 , 15:36 (GMT+7)

Nhiều cây gỗ nghiến có đường kính hơn 1,5 mét, cao vút sừng sững giữa đại ngàn núi đá tai bèo đã bị đốn hạ không thương tiếc.

Ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có dãy núi đá vôi, nơi đây là xứ sở của "họ tộc nhà nghiến". Nhiều cây gỗ nghiến ở đây có đường kính gốc hơn 1,5 mét, cao đến vài chục mét sừng sững giữa đại ngàn núi đá tai bèo. Nhưng nay đã bị đốn hạ không thương tiếc.

Kỳ 1: Luật rừng và máu rừng

Ăn của rừng rưng rưng nước mắt

Từ trung tâm xã Cao Sơn huyện Bạch Thông, mất hơn 3 tiếng đi bộ, leo núi muốn đứt hơi, chúng tôi mới đến những nơi cây nghiến hàng trăm tuổi, đường kính gốc to đến hơn 1 mét, mới bị đốn hạ tại khu rừng Lủng Ruốc xã Cao Sơn (nơi có vị trí tiếp giáp với 3 xã: Sỹ Bình, Nguyên Phúc, Cao Sơn).

Trên đường đến Lủng Ruốc, anh bạn giáo viên của T. luôn chỉ cho chúng tôi những vách núi đá mà mấy năm trước người dân vẫn leo lên xẻ gỗ nghiến. Để minh chứng, anh đã chỉ rõ nhiều gốc nghiến bị đốn hạ ngay gần đường đi, qua mấy năm mưa nắng, các loại cỏ mọc um tùm, dây leo che kín cả những gốc cây đã bị chặt hạ. Người mới đi rừng không thể biết những khoảng không trống hoác ở các mỏm đá đó, chính là nơi những cây nghiến cổ thụ đã tồn tại nhiều trăm năm trước, nay được thay thế bằng cỏ dại, dây leo.


Cứ thế này mấy mà hết rừng nghiến

Trong lúc nghỉ ăn trưa, T. đã kể lại câu chuyện cảm động của kiếp người đi rừng làm gỗ, sự nặng nhọc khi leo rừng, cõng gỗ đi bán, hàng ngày ăn ngủ trong rừng với muỗi vắt, hiểm nguy khi khuôn vác gỗ qua những đoạn đường dốc tức, chỉ sơ xuất là mất mạng, nhưng chẳng bao giờ có thể thoát cảnh nghèo, ngay cả những người thân trong họ tộc của T. cũng vậy. Hiện nay họ biết phá rừng là vi phạm pháp luật, nhưng “đói bụng đầu gối phải bò”, nhất những kỳ thiếu gạo lúc giáp hạt vào tháng 3, tháng 8 âm lịch hàng năm.

Tàn phá rừng gỗ nghiến tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra trong thời gian dài, nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc nghiêm túc, những cây nghiến cổ thụ còn lại trong rừng chỉ chờ đến ngày bị đốn hạ.

Chỉ một vị trí khoảng 2 ha, chúng tôi đếm sơ sơ được hơn 60 cây mới bị làm thịt, lá và bìa bắp bỏ lại còn tươi, cây to thì gốc rộng hơn 1 mét, nhỏ nhất khoảng 70 cm. Vì họ chặt phá ở nơi rừng sâu, bì bắp không có người đem về làm củi nên vứt bỏ ngổn ngang, nếu tận thu gỗ ở khu vực này chắc sẽ được vài trăm mét khối gỗ nghiến.

Chung quy, tất cả chỉ vì thiếu đói, khó khăn họ mới phải vào rừng chặt hạ gỗ nghiến. Theo tính toán của T., người khoẻ mạnh thì một tháng đi rừng được khoảng 20 ngày. Mỗi ngày vào rừng chỉ đẽo và vận chuyển được một cục thớt ra khỏi rừng, gỗ lậu phải bán chui lủi, rất ít người mua. Mỗi khu rừng chỉ có một đầu mối thu gom kín đáo, không có cạnh tranh nên bị ép giá. Nếu cho lên xe máy chở đi xã khác tiêu thụ sẽ được giá cao gấp đôi, nhưng sẽ bị kiểm lâm bắt, mất cả xe máy lại còn bị phạt nên đành bán cho đầu nậu quen thuộc. Giá thế nào do đầu nậu quyết định nên cục gỗ thớt đẹp hiện nay cũng chỉ bán được 200 ngàn đồng/cục, mỗi cục có chiều dầy 40cm, rộng 45cm, thớt phải lệch tâm, không nứt hay sứt mẻ. 

Câu nói “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, với người dân cửa rừng thì ai cũng thuộc lòng từ nhỏ. T. lặng người hồi lâu rồi kể cho tôi nghe một câu chuyện về một người thân trong gia đình, nhà bên thôn Vằng Khít xã Lương Thượng huyện Na Rì. Vào mùa hè năm 2009, khi chặt hạ cây nghiến tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ xong, bắc đà giáo để xẻ thành miếng, bỗng nhiên cây giáo bị trượt, gỗ nghiến đè lên hông bị nát hai đùi, đến khi mọi người cắt gỗ kéo ra được thì mất nhiều máu và chết ngay tại chỗ, bỏ lại vợ trẻ và đứa con trai năm nay mới học lớp 3. Mấy năm gần đây, giá gỗ nghiến cao, có nhiều người đi rừng chặt nghiến bị gỗ lăn, kẹp, đè dẫn đến tàn tật suốt đời.

Tất cả những chỗ có nghiến cổ thụ bị chặt hạ, lộ những tảng đá vôi ra, mùa nắng nóng nhưng rang, mùa đông khô cạn lạnh lẽo nên không có cây gỗ nhỏ nào sống được. Trong rừng già, nơi nào có đá tai mèo chỉ toàn là cây nghiến mọc và sống được ở đó, rất ít những cây gỗ khác, vì lá nghiến đắng, rơi xuống dày đặc năm này qua năm khác, chúng lại rất lâu mục và không có mọt hay mối ăn, nên lá dưới gốc nghiến cổ thụ có thể dày đến cả gang tay.


Một cây nghiến cổ thụ tại Lủng Ruốc xã Cao Sơn mới bị đốn hạ

Mặc dù đường lên rừng chỉ một hoặc hai lối, tuy nhiên vào đến trong rừng thì lại rất nhiều các đường ngang ngõ tắt, dấu chân trâu kéo gỗ mòn trượt, quang đãng, đi đến chỗ nào cũng thấy vỏ thuốc lá, vỏ ni lông bánh kẹo, do người đi rừng ăn rồi vứt bỏ bừa bãi. Càng vào sâu, đến những chỗ khai thác nghiến, nghe rõ mọi người gọi nhau í ới, tiếng cưa lốc thi thoảng gầm gú như những chiếc xe gắn máy tháo ống xả, tiếng cây đổ ì ùm khiến chúng tôi rùng mình. T nói rằng, nhóm người đi rừng các xã: Nguyên Phúc, Sỹ Bình, Cao Sơn chỉ dùng cưa lốc hạ nghiến, họ không dùng thuốc nổ như nhóm phá rừng bên xã Kim Hỷ huyện Na Rì, nên không sợ đá văng vào người.

Chính quyền biết nhưng...

Chúng tôi vượt qua những chỗ gỗ nghiến đổ, lá còn tươi, cảnh tượng kinh hoàng về chặt phá rừng nghiến cổ thụ càng lộ rõ. Cả khu vực Lủng Ruốc xã Cao Sơn tan hoang, bởi mỗi cây nghiến cổ thụ đổ xuống kéo theo cả vạt rừng đổ theo, có cây to ước tính đến vài chục mét khối bị bỏ đó. Có cây chúng mới lấy đi được vài tấc gỗ nên vẫn còn khá nguyên vẹn, nhưng hầu hết cây nào đã hạ gục thì họ cắt chuyển đi, chỉ để lại gốc, cành ngọn và các loại bìa bắp tươi vứt bỏ ngổn ngang.


Gỗ nghiến từ rừng bị xẻ khúc rồi tập trung ở nhà dân

Tôi lấy câu chuyện phá rừng mới nhất tại Lủng Ruốc này hỏi một anh bạn đang công tác tại huyện Bạch Thông thì được biết, chuyện cây nghiến bị cưa đổ là chuyện thường ngày. Các ngành: Công an, Kiểm lâm huyện và cán bộ trong khu hành chính huyện Bạch Thông đều biết, nhưng họ vẫn đang "lắng nghe", chỉ khi nào rừng bị tàn phá thật nhiều họ mới tổ chức vào cuộc tuần tra theo kế hoạch.

Đối tượng tàn phá rừng nghiến chủ yếu là dân bản địa. Họ làm theo lối “du kích”, thi thoảng làm mấy hôm rồi nghỉ. Có người lạ xuất hiện thì họ nhắn tin cho nhau để đề phòng, hoặc phân chia người gác nơi cửa rừng. Cách làm của người phá rừng khá khép kín nên rất khó truy bắt, hơn nữa họ "trọc đầu" lấy gì mà túm? Cũng theo T., dân đi phá rừng chỉ "dọa" là khai báo hết, nhưng khó bắt nhất vẫn là người buôn bán gỗ nghiến, vì họ đã chuyển rất nhiều cánh rừng nghiến đi nơi khác, mà chưa có chủ buôn nào bị bắt, nên người dân luôn tin tưởng rằng mình ở trong rừng sâu thì làm sao mà bắt được?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm