| Hotline: 0983.970.780

Ký hợp đồng tín dụng dự án đường nối Nội Bài - Lào Cai lên Sa Pa

Thứ Tư 25/12/2019 , 17:57 (GMT+7)

Chiều 25/12, diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án xây dựng đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa, theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyên giao (BOT).

Lễ ký kết giữa các nhà đầu tư xây dựng dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa.
 
Theo đó, Ngân hàng TMCP Nam Á cấp tín dụng cho chủ đầu tư, đơn vị thi công gồm liên danh Tập đoàn Phúc Lộc - Xây dựng Miền Trung - Cường Thịnh Thi, Cty CP đầu tư BOT Lào Cai - Sa Pa và Cty cầu 3 Thăng Long và Cty cầu 14.
 
Dự án đường nối từ cao tốc lên thị trấn Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 20/9/2018; UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 và được phân kỳ làm hai giai đoạn. 
 
Từ năm 2018 - 2020, dự án thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng mới tỉnh lộ 155, đoạn từ nút giao với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại km0 tương ứng với km135+900, quốc lộ 4D) đến km13+800, kết nối với quốc lộ 4D 13,8km. Kinh phí thực hiện cho giai đoạn này là 1.382 tỷ đồng, trong đó gồm vốn ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng), vốn ngân sách tỉnh 79 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu và vay tín dụng 803 tỷ đồng.
 
Sau năm 2020, triển khai giai đoạn 2 của dự án, hoàn thành toàn tuyến theo quy mô dự án với kinh phí thực hiện là 1.128 tỷ đồng.
 
Về phương án tài chính, nhà đầu tư xây dựng trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ (dự kiến đặt tại km12+589, tỉnh lộ 155 thuộc phạm vi đường dẫn vào cầu Móng Sến); tiến hành thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các phương tiện lưu thông trên cầu Móng Sến để hoàn vốn cho giai đoạn 1 của dự án. Thời gian dự kiến thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án là 23 năm 6 tháng (từ năm 2022 đến hết năm 2045).
 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm