| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ tàu chiến Pháp bị bắn chìm biến mất

Thứ Năm 04/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Tàu chiến của thực dân Pháp bị bắn chìm dưới sông Lô, tại khu vực Khe Lau xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 đã bị biến mất một cách lạ kỳ.

Một câu chuyện hy hữu đã xảy ra tại Tuyên Quang, đó là xin tiền để trục vớt tàu chiến của thực dân Pháp bị bắn chìm dưới sông Lô, tại khu vực Khe Lau xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947.

Thế nhưng, kết quả cuộc trục vớt là người ta chỉ thu được mấy vỏ đạn hoen rỉ, cùng 2 chiếc vỏ can đựng dầu cũ nát, mấy tấm lá chắn bằng thép... Riêng chiếc tàu chiến vỏ sắt huyền thoại của Pháp đã biến mất lạ kỳ.

Để trả lời câu hỏi đầy bí ẩn này, PV Báo NNVN đã có những cuộc lặn lội trên hạ lưu sông Lô, đoạn từ ngã ba sông Gâm với sông Lô, nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta, diễn ra vào chiều ngày 10/11/1947. Trận đánh làm chìm 2 tàu chiến của Pháp.

Mục đích của chúng tôi cốt là để dò hỏi những cư dân ven sông sống bằng nghề thuyền chài, với mong muốn có thêm thông tin xung quanh sự việc này.

Tuy nhiên, có người nói vẫn nhìn thấy tàu nhô lên vào mùa nước cạn, có người nói chỉ nhìn thấy nó lần cuối vào những năm 1980 của thế kỷ trước.

Chúng tôi đã tiếp cận với các đơn vị trực thuộc Sở VH-TT&DL cùng Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu sự thật, thế nhưng cơ quan nọ lại giới thiệu phóng viên sang cơ quan kia.

Cuối cùng, sự thật được hé mở có phần phũ phàng, đó là xác chiếc tàu chiến của Pháp đã biến mất khỏi địa bàn tỉnh Tuyên Quang một cách lạ kỳ, trước khi cuộc khai quật, trục vớt diễn ra.

Trở lại diễn biến sự việc. Ngày 13/7/2010, UBND tỉnh Tuyên Quang có Công văn số 1511/UBND-VX, do bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, ký về việc “xin ý kiến về trục vớt xác tàu chiến của Pháp do quân dân ta bắn chìm trên sông Lô”, gửi lên Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung của công văn này nêu rõ: Ngày 22/6/2010, Cục Di sản Văn hoá (Bộ VH-TT&DL) có Văn bản 371/DSVH-DT phản ánh việc Cty TNHH Thượng Phong báo cáo Cục Di sản Văn hoá là xác con tàu bị bắn chìm đã bị kẻ gian lấy mất một số bộ phận và yêu cầu Sở VH-TT&DL báo cáo về việc bảo vệ và xử lý đối với con tàu chìm tại khu vực Khe Lau, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn...

Với lý do chưa có nơi trưng bày và chưa có kinh phí trục vớt, nên UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục giao cho các cơ quan chức năng: Sở VH-TT&DL, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND huyện Yên Sơn và các cơ quan liên quan bảo vệ nghiêm ngặt xác các tàu chiến của Pháp bị quân, dân ta bắn chìm dưới sông Lô (đoạn đi qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang).

Phương án bảo vệ đặt ra mục tiêu là “không để xảy ra tái diễn việc tháo dỡ và lấy cắp các thiết bị của xác tàu như thời gian vừa qua”.

Đồng thời giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan dự lập dự toán kinh phí trục vớt tàu, để trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách trong năm 2011.

Sau đó, ngày 6/12/2010, UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có báo cáo số 2649/UBND-VX gửi lên Thường trực Tỉnh uỷ và cho rằng: “…huyện Yên Sơn đã cử 2 người trông coi, tăng cường bảo vệ, không để xảy ra tình trạng xâm hại trái phép di tích và di vật…, xác tàu bị cát, sỏi vùi lấp hoàn toàn dưới lòng sông, mực nước sông cao, địa hình hiểm trở, không có dấu hiệu của hiện tượng xác tàu bị đào bới, tháo dỡ trái phép…”.

Cuộc tiến công của quân Pháp lên Việt Bắc Thu Đông năm 1947, quân đội ta đã bắn rơi 16 chiếc máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá hủy 100 khẩu pháo, thu được hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự và rất nhiều quân trang, quân dụng, hàng nghìn quân Pháp đã bỏ xác trên các ngả đường rừng và các dòng sông.
Đáng chú ý nhất là khoảng 16 giờ, ngày 10/11/1947, một đoàn có 5 tàu chiến hiện đại của Pháp, có cả ca nô dẫn đường, đi từ Đầm Hồng, Bản Ty rút về Tuyên Quang, qua khu vực Khe Lau, đã bị trung đội pháo của ta đánh chặn, diệt hàng trăm tên địch, hai tàu chiến huyền thoại, có vỏ bọc bằng thép vững chãi đã bị trúng đạn, chìm ngay tại khu vực Khe Lau.

Cũng tại công văn này, UBND tỉnh đã xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ về việc trục vớt tàu làm hiện vật trưng bày, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Đến ngày 19/9/2011, UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định số 1190/QĐ-CT, do Chủ tịch UBND tỉnh ký về việc “Phê duyệt chủ trương đầu tư trục vớt xác tàu chiến của Pháp do quân và dân ta bắn chìm trên sông Lô, thuộc địa phận xã Phúc Ninh” và giao Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang làm chủ đầu tư.

Từ đây, hàng loạt các văn bản, báo cáo, tờ trình ra đời, nhằm sớm đưa xác con tàu chiến của Pháp, về trưng bày tại khu vực Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Khi các cơ quan chức năng vào cuộc khảo sát, tìm kiếm nhằm trục vớt tàu về Bảo tàng tỉnh, thì mới tá hoả chẳng biết xác chiếc tàu chiến của Pháp bị bắn chìm trên sông Lô đang ở chỗ nào nữa.

Và những cuộc thăm dò, tìm kiếm được bí mật diễn ra khắp các đoạn sông Lô, từ ngã ba Khu vực Khe Lau xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn, cả đoạn chảy qua TP Tuyên Quang…, với đầy đủ các loại thiết bị dò tìm tối tân, nhằm tìm kiếm xác của con tàu chiến này.

Những viên đạn, thùng đựng xăng dầu phục vụ cuộc chiến của Pháp tại chiến dịch đã tìm thấy dưới lòng sông, còn xác con tàu đã biến mất từ khi nào chẳng ai hề hay biết.

Không tìm được xác chiếc tàu chiến của Pháp nằm dưới lòng sông Lô đã dấy lên nghi vấn rằng: Trong suốt 68 năm qua, liệu xác con tàu này có còn nằm ở Khe Lau như báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang? Hay nó đã thành món phế liệu lò gang từ thế kỷ trước?

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm