| Hotline: 0983.970.780

Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường cho SV Huế

Thứ Năm 07/12/2023 , 21:39 (GMT+7)

Việc trang bị kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường cho sinh viên là rất cần thiết trong thời đại công nghệ hiện nay.

Sinh viên ĐH Huế tham gia chương trình tập huấn 'Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường'.

Sinh viên ĐH Huế tham gia chương trình tập huấn “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường”.

Chiều 7/12, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh – ĐH Huế phối hợp với Công ty Lộc Gia, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức chương trình tập huấn “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường” cho sinh viên khóa 233 năm 2023.

Tham dự chương trình có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân; Thượng tá Đào Trung Hiếu, Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàn, chuyên gia Bộ Công an; đại diện Trường Cao đẳng FPT; Trường Cao đẳng Du lịch; Khoa Quốc tế - ĐH Huế; đại diện lãnh đạo Phòng tham mưu, Phòng chính trị, Ban dân quân, Ban tuyên huấn, Ban tác huấn Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Về phía Ban chỉ đạo, tổ chức lớp tập huấn có Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại; Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ĐH Huế; bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Giám đốc Chi nhánh Công ty Lộc Gia Hà Nội.

Ngoài ra còn có khoảng 700 cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia buổi tập huấn.

Sinh viên cần có kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn

Phát biểu tại khai mạc tập huấn, Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ĐH Huế cho biết, đây là một nội dung quan trọng, ý nghĩa bên cạnh công tác giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng, an ninh. Các chuyên gia giới thiệu các chuyên đề là những người có kinh nghiệm, tâm huyết với phương pháp truyền đạt dễ hiểu sẽ góp phần thành công của chương trình lần này.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ĐH Huế phát biểu tại chương trình.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - ĐH Huế phát biểu tại chương trình.

“Xin cảm ơn sự tư vấn, cố vấn chương trình tập huấn của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập báo Công an Nhân dân, cảm ơn sự hợp tác, tài trợ, toàn diện của Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và Công ty Lộc Gia Hà Nội đã tài trợ, giúp đỡ cho chương trình ngày hôm nay”, Thượng tá Nguyễn Xuân Thiện chia sẻ.

Chương trình tập huấn “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống ma túy học đường” cho sinh viên nhằm tổ chức quán triệt các văn bản, quy phạm pháp luật về ma túy học đường, kỹ năng sử dụng mạng an toàn cho sinh viên; đồng thời nhằm giáo dục cho sinh viên những kỹ năng phòng tránh cần thiết về ma túy học đường và cách sử dụng mạng an toàn trong quá trình cập nhật thông tin và truy cập mạng.

Tại chương trình đã diễn ra báo cáo chuyên đề “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn” do Thượng tá Đào Trung Hiếu - chuyên gia Bộ Công an trình bày. Theo Thượng tá Hiếu, hiện nay nguy cơ mạng xã hội là thiếu kiểm chứng, thông tin khó xác định nguồn, có động cơ như lừa đảo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc nên phức tạp và gây nhiễu loạn.

Ngoài ra, đây cũng là công cụ để kẻ xấu phát tán những thông tin sai sự thật nhằm thực hiện các mưu đồ, lợi ích cá nhân, xâm hại quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đặc biệt còn là môi trường hoạt động của nhiều tội phạm nên khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội không nên đăng đầy đủ lý lịch trích ngang bản thân, cùng các thông tin cá nhân cơ mật như số tài khoản ngân hàng, mã OTP, số điện thoại, địa chỉ nhà, cơ quan, ảnh con cái, trường học,... lên mạng xã hội.

“Chỉ nên đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin hữu ích, nhân văn, hướng thiện, có mục đích xây dựng. Sử dụng ngôn từ có văn hóa, nên hóm hỉnh, hài hước, tạo niềm vui cho cộng đồng, bạn bè trên mạng. Không nên đăng tải hoặc chia sẻ, bình luận về các thông tin chưa rõ nguồn gốc và độ chính xác”, Thượng tá Đào Trung Hiếu thông tin.

Thượng tá, Đào Trung Hiếu - chuyên gia Bộ Công an trình bày báo cáo chuyên đề 'Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn' tại buổi tập huấn.

Thượng tá, Đào Trung Hiếu - chuyên gia Bộ Công an trình bày báo cáo chuyên đề “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn” tại buổi tập huấn.

Nhận biết và phòng chống các chất ma túy trong học đường

Chuyên đề “Phòng chống ma túy học đường” do Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàn - chuyên gia Bộ Công an trình bày cũng đưa ra nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên như khái niệm chất ma túy, các loại chất ma túy hiện nay, phân loại ma túy, tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe con người... từ đó đưa ra cách phòng tránh các loại chất ma túy để trang bị cho sinh viên.

Phần giao lưu của sinh viên về chủ đề các chất ma túy được hưởng ứng tích cực, tạo sự sôi nổi của chương trình.

Phần giao lưu của sinh viên về chủ đề các chất ma túy được hưởng ứng tích cực, tạo sự sôi nổi của chương trình.

Các sinh viên đã hào hứng tương tác với báo cáo viên, trả lời những câu hỏi thông dụng về kiến thức phân biệt ma túy; phòng chống tác hại ma túy và nhận được những phần quà từ chương trình.

Em Lê Minh Thắng, sinh viên Khoa Quốc tế, ĐH Huế từng là Bí thư Đoàn đã xuất sắc phân biệt được các loại ma túy đá, ketamine, hồng phiến khi trả lời câu hỏi từ Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàn đã nhận được lời khen ngợi từ nhiều đại biểu khi em đã có kiến thức tốt để phòng chống ma túy cũng như phổ biến đến các bạn cùng khóa học.

Trong khuôn khổ của chương trình, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân cũng đã có những chia sẻ thêm một số nội dung kiến thức bổ ích về “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống bạo lực học đường”, được nhiều sinh viên quan tâm và hưởng ứng.

Em Lê Minh Thắng, sinh viên Khoa Quốc tế, ĐH Huế phân biệt một số chất ma túy tại chương trình.

Em Lê Minh Thắng, sinh viên Khoa Quốc tế, ĐH Huế phân biệt một số chất ma túy tại chương trình.

Thông qua chương trình này, cán bộ, giảng viên và sinh viên sẽ vận dụng được tốt trong thực tiễn đời sống, nâng cao chất lượng tuyên truyền, làm tốt công tác phòng chống hiểm họa từ ma túy, nâng cao kỹ năng phòng chống ma túy góp phần xây dựng nhà trường, địa phương, cơ quan, văn minh, lành mạnh.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm