| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật thị trường, nghề "làm dâu trăm họ"

Thứ Ba 30/07/2013 , 10:42 (GMT+7)

Trong quá trình tác nghiệp, không chỉ hạn chế nói về sản phẩm của công ty mình đang làm việc, mà còn "tối kỵ” nói xấu những sản phẩm cuả DN khác.

Hằng ngày rong ruổi trên các nẻo đường nông thôn, họ đến với trang trại hoặc từng hộ nông dân để tư vấn kỹ thuật, khám chữa bệnh miễn phí cho vật nuôi, cây trồng.

Họ không phải là cán bộ khuyến nông làm việc công ích, không thuộc tổ chức từ thiện, cũng không tiếp thị để bán sản phẩm, nên luôn được nông dân tin tưởng, đó là đội ngũ nhân viên thị trường.

Thương trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược marketing đa dạng, sử dụng nhiều nhóm nhân lực với công việc khác nhau: Nhân viên kinh doanh, nhân viên bảo hành, nhân viên PR, nhân viên quảng cáo, nhân viên kỹ thuật thị trường…

Nhiều nhóm sản phẩm của các DN hướng đến đối tượng khách hàng là nông dân như thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV… Những năm gần đây, rất nhiều DN trong các lĩnh vực này đã tổ chức đội ngũ nhân viên thị trường khá bài bản.

Không ít người làm marketing các sản phẩm vật tư nông nghiệp cho rằng công việc của nhân viên kỹ thuật thị trường tương đối đơn giản, thậm chí chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, vì vậy mà lương và chế độ thù lao trả cho vị trí này luôn thấp hơn những nhân viên kinh doanh.

Chị Phạm Thanh Bình, phụ trách mảng kỹ thuật thị trường của Cty Japfa chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho biết: "Nhân viên kinh doanh phải mời chào, quảng cáo để bán sản phẩm, luôn dễ bị khách hàng từ chối, vì vậy đòi hỏi những người có khiếu giao tiếp, biết thuyết phục khách hàng.


Tập huấn sử dụng phân bón cho nông dân

Làm kỹ thuật thị trường đơn giản hơn nhiều, vì không bị áp lực về doanh thu hay sản lượng bán ra, cũng không cần quảng bá sản phẩm cho công ty, mà công việc chỉ là đi tư vấn kỹ thuật hoặc chữa bệnh cho vật nuôi, nhưng không cần thu phí của nông dân. Vì vậy, nhân viên kỹ thuật thị trường luôn được nhà nông tin tưởng chào đón, nên dễ dàng trong tác nghiệp".

Anh Nguyễn Mạnh Phi, nhân viên kỹ thuật thị trường của Cty Nam Dũng cho biết: "Nông dân mua TĂCN từ đại lý của công ty, trong quá trình chăn nuôi, nếu có thắc mắc về kỹ thuật, hoặc vật nuôi bị bệnh, họ sẽ thông qua đại lý để mời nhân viên của công ty đến. Nhiệm vụ của kỹ thuật thị trường là luôn có mặt kịp thời khi người chăn nuôi yêu cầu, tư vấn và khám chữa bệnh miễn phí cho gia súc".

Không chỉ đến với những nông dân sử dụng sản phẩm của Công ty Nam Dũng, mà bất cứ nông dân nào, dù họ đang dùng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, thì vẫn phải tư vấn nhiệt tình. Hằng ngày, anh Phi rong ruổi trên những nẻo đường nông thôn, đến từng làng quê, hỏi thăm tìm vào những hộ chăn nuôi gia súc, để chào hỏi làm quen và tư vấn quỹ thuật.

"Muốn tạo được niềm tin của nông dân, cần phải thể hiện tinh thần giúp đỡ họ một cách nhiệt tình, qua những việc làm để tạo nên hình ảnh đẹp cho công ty, nhờ đó sẽ tác động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty", anh Phi chia sẻ.

Trong quá trình tác nghiệp, không chỉ hạn chế nói về sản phẩm của công ty mình đang làm việc, mà còn "tối kỵ” nói xấu những sản phẩm cuả DN khác. Anh Phi kể lại “một bài học”: Trước đây anh làm kỹ thuật thị trường cho Cty Japfa, một hộ nông dân mời anh tới thăm trang trại, nhờ anh tư vấn cho vì sao nuôi gà chậm lớn. Thấy gia đình này sử dụng cám của một DN khác chưa có uy tín, anh giải thích rằng do thức ăn kém chất lượng nên gà chậm lớn, vì vậy khuyên họ chuyển sang sử dụng thức ăn do Japfa SX.

Những điều anh nói không sai, nhưng đã khiến người nông dân này nổi giận, vì từ trước tới nay ông này luôn trung thành với sản phẩm đó. Người chăn nuôi phê phán lên đại lý bán thức ăn gia súc, đại lý này phản hồi lên công ty, và anh Phi bị Japfa sa thải, vì vậy mà anh chuyển sang làm việc tại Cty Nam Dũng.

Các đại lý thức ăn gia súc thường kinh doanh sản phẩm của nhiều DN, vì vậy họ sẽ rất khó chịu nếu như nhân viên của DN này lại đi nói xấu về sản phẩm của một DN khác. Rút kinh nghiệm, khi gặp những hộ chăn nuôi dù không sử dụng sản phẩm của Nam Dũng, anh Phi vẫn hướng dẫn kỹ thuật và chữa trị bệnh cho gia súc rất nhiệt tình, nên luôn được mọi người tin tưởng.

Để được tuyển vào làm nhân viên kỹ thuật thị trường, đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật chuyên môn vững chắc. Nếu như đảm trách kỹ thuật tại nông trại hoặc DN, chỉ cần giỏi kỹ thuật trong phạm vi hẹp, chẳng hạn chỉ cần thông thạo một trong các lĩnh vực như chăn nuôi lợn, gà đẻ, gà thương phẩm, phối chế thức ăn…

Nhưng làm kỹ thuật thị trường, đòi hỏi phải am hiểu đa dạng vấn đề trong chăn nuôi, trồng trọt, có như vậy mới xử lý được mọi tình huống nhà nông cần.

Thế nhưng so với nhân viên kinh doanh, thì nhân viên thị trường chịu nhiều thua thiệt. Ngoài lương, nhân viên kinh doanh được thưởng tiền theo doanh số bán hàng, nhưng nhân viên kỹ thuật chỉ được hưởng lương và phụ cấp đi lại với mức thu nhập thấp hơn nhiều.

Một nhân viên kỹ thuật thị trường giỏi sẽ giúp làm tăng lượng sản phẩm bán ra trên địa bàn, thế nhưng cái lợi này đều được nhân viên kinh doanh hưởng. Nếu sản lượng bán ra trên địa bàn giảm sút, các nhân viên kinh doanh sẵn sàng “đổ” hết tội cho nhân viên kỹ thuật thị trường. Vì vậy làm kỹ thuật thị trường nếu chuyên môn kém cỏi, sẽ rất dễ bị sa thải.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, chủ một đại lý kinh doanh thức ăn gia súc ở Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội), rất nhiều DNSX thức ăn gia súc uy tín, có mạng lưới kỹ thuật thị trường rất chuyên nghiệp, đan cài nhau cùng hoạt động, điển hình là các công ty: Cargill, Charoen Pokphand, Japfa, Nam Dũng…

Ông Nguyễn Thế Trúc, một người hành nghề thú y ở xã Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội), cho biết: Trước kia người chăn nuôi thường mời bác sĩ thú y tại địa phương đến để chữa bệnh cho gia súc, nhưng giờ đây họ chủ yếu trông chờ vào nhân viên kỹ thuật thị trường của các công ty, vì không phải trả phí dịch vụ. Vì vậy mà vai trò của cán bộ thú y xã đang bị thay thế một phần bởi mạng lưới kỹ thuật thị trường của DN.

Theo ông Nguyễn Văn Công, GĐ kinh doanh Cty Japfa, khâu hậu mãi rất quan trọng. Nghề kỹ thuật thị trường cũng như làm dâu trăm họ. Đây là hoạt động đặc thù trong marketing sản phẩm vật tư nông nghiệp, khác hẳn với bảo hành sản phẩm.

Kết quả của hoạt động chăn nuôi, trồng trọt không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giống, thức ăn, phân bón, mà rất dễ bị rủi ro do bệnh tật. Vì vậy cần phải hướng dẫn kỹ thuật để hạn chế rủi ro cho nông dân, có như vậy mới khiến họ yên tâm chăn nuôi, mua con giống và thức ăn gia súc lâu dài.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm