| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật tiêu hủy lợn đảm bảo phúc lợi động vật

Thứ Ba 25/06/2019 , 10:02 (GMT+7)

Sáng 25/6, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Hà Nội và Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật (HSI) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn phúc lợi động vật trong chăn nuôi và kỹ thuật xử lý, tiêu hủy nhân đạo.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Hạ Thúy Hạnh.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp khi đã xuất hiện trên 60/63 tỉnh, thành phố, tổng số lợn tiêu hủy xấp xỉ 3 triệu con, thiệt hại ước tính trên 3.600 tỷ đồng. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, việc tiêu hủy lợn không đúng cách còn gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới môi trường làm dịch bệnh càng khó kiểm soát hơn.

Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Tổ chức Quốc tế về Phúc lợi động vật (HSI) triển khai các hoạt động liên quan đến phúc lợi động vật trong chăn nuôi từ năm 2018, Trung tâm đã phối hợp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, tờ rơi hướng dẫn cho rất nhiều địa phương và người chăn nuôi.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ cách tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo đúng phục lợi động vật.

Tiếp nối sự hợp tác đó, một vấn đề mà cả Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và HIS đều rất đang quan tâm, đó là việc tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y nhưng vẫn đảm bảo phúc lợi động vật nhằm giúp người chăn nuôi tiêu hủy đúng cách đảm bảo không lây lan dịch bệnh, không ô nhiễm môi trường.

Cũng theo bà Hạ Thúy Hạnh, bản thân Chính phủ, Quốc hội, Bộ NN-PTNT luôn rất quan tâm tới vấn đề phúc lợi động vật và giết mổ nhân đạo trong những năm vừa qua. Bằng chứng là trong 2 bộ luật gần đây nhất là Luật Thú y và Luật Chăn nuôi đều quy định rất chi tiết các quy định chăn nuôi, vận chuyển giết mổ đảm bảo phúc lợi động vật, đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, hạn chế tối đa gây ô nhiễm tới môi trường.

 Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, tại Hà Nội, tính đến ngày 23/6 dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 25.047 hộ chăn nuôi, (chiếm 31% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) trên 2.224 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã làm mắc bệnh và tiêu hủy 429.029 con (chiếm 22,9% tỏng đàn) với trọng lượng xấp xỉ 30.0000 tấn.

Cũng theo ông Đăng, kể từ khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi thực tế tại cơ sở có rất nhiều sáng kiến như sử dụng máy trích điện làm ngất lợn để đạt được mục đích không lây lan dịch bệnh, đảm bảo chi phí, tiết kiệm.

Tuy nhiên, thông qua buổi tập huấn được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và HSI, ngành nông nghiệp Hà Nội mong muốn các chuyên gia quốc tế truyền đạt thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ phúc lợi động vật, kỹ thuật sử dụng máy trích ngất hiện đại cũng như thử và đánh giá giúp hệ thống máy mà các địa phương thuộc Hà Nội đang triển khai hiện nay nhằm đảm bảo vừa đáp ứng được quyền phúc lợi động vật, mục tiêu tiết kiệm và đảm bảo không lây lan dịch, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi.

Bà Thẩm Thị Hồng Phượng, Giám đốc HSI Việt Nam.

Bà Thẩm Thị Hồng Phượng, Giám đốc HSI Việt Nam cho biết, tại hội nghị lần này, HIS và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với những dụng cụ hiện đại, bộ quy trình chuẩn theo khuyến cáo của OIE cũng các chuyên gia hàng đầu quốc tế sẽ hướng dẫn, tập huấn trên cả hội trường và thực tế để các cán bộ thú y trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn sao cho đúng cách, trích điện ngất như nào, kẹp vào đâu, liều lượng dòng điện ra sao… để đảm bảo vật nuôi chết một cách nhanh nhất mà không gây đau đớn và sợ hãi cho cả người đi tiêu hủy.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.