| Hotline: 0983.970.780

Làm chủ quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy

Thứ Tư 20/09/2023 , 08:27 (GMT+7)

KHÁNH HÒA TS Vũ Trọng Đại (Đại học Nha Trang) cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình nuôi ốc nhảy thương phẩm cho năng suất cao, tỷ lệ lợi nhuận đạt tới 50%.

Ốc nhảy có giá trị kinh tế cao

Ốc nhảy (S. canarium) là động vật thân mềm chân bụng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Thịt ốc nhảy có chứa 17 loại axit amin và nhiều khoáng vi lượng. Vỏ ốc còn có thể được làm đồ mỹ nghệ rất có giá trị.

Ốc nhảy là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Sơ.

Ốc nhảy là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Sơ.

Hiện ốc nhảy rất được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán tại các nhà hàng, quán ăn dao động từ 10 - 15 ngàn đồng/con. Ở Việt Nam, ốc nhảy da vàng phân bố từ Bắc đến Nam, chúng phân bố từ tuyến hạ triều đến độ sâu vài ba chục mét, đáy là cát pha bùn.

Theo TS Vũ Trọng Đại, giảng viên Trường Đại học Nha Trang, để phát triển nghề nuôi ốc nhảy, thời gian qua, Đại học Nha Trang đã nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo. Quy trình này đã được chuyển giao rộng rãi cho các hộ sản xuất giống ốc nhảy tại TP Cam Ranh và TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Tuy nhiên đến nay, việc nuôi ốc nhảy thương phẩm lại chưa đạt kỳ vọng và tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh Khánh Hòa. Thời gian qua, các mô hình nuôi ốc nhảy triển khai tại một số địa phương chủ yếu là nuôi ngoài bãi triều, mật độ nuôi thấp. Do khó kiểm soát các yếu tố môi trường nên hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi thấp.

Trong giai đoạn ốc giống, thức ăn tốt nhất cho ương nuôi ốc là tảo bám và thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên khi nuôi thương phẩm ốc nhảy, nhất là nuôi trong ao đất thì không thể sử dụng tảo bám và thức ăn tổng hợp cho ốc do không chủ động (nuôi tảo bám) và chi phí cao (thức ăn tổng hợp).

Từ năm 2019, Trường đại học Nha Trang đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy nhân tạo. Ảnh: Kim Sơ.

Từ năm 2019, Trường đại học Nha Trang đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy nhân tạo. Ảnh: Kim Sơ.

Lợi nhuận đạt 30 - 50%

Trước tình hình trên, việc nghiên cứu, tìm ra loại thức ăn chế biến có thành phần dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phương thức bắt mồi của ốc để đảm bảo được tính chủ động và hiệu quả trong quá trình nuôi thương phẩm là hết sức cần thiết. Hơn nữa, thức ăn chế biến phải dễ làm, từ các nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí thấp để đảm bảo tính khả thi và tính ứng dụng khi nhân rộng quy trình cho người dân nuôi.

Trên cơ sở phân tích những luận cứ khoa học đã được nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế như trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đặt hàng Trường Đại học Nha Trang thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy” phù hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, sau 30 tháng thực hiện đề tài, TS Vũ Trọng Đại, giảng viên Trường Đại học Nha Trang cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình nuôi ốc nhảy thương phẩm cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo TS Vũ Trọng Đại, nhóm nghiên cứu đã xác định được nguồn thức ăn chế biến có nguồn protein từ cá tạp, tần suất cho ăn cũng như mật độ ương giống phù hợp để cho tỷ lệ tốt nhất về khả năng hấp thụ thức ăn, tỷ lệ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc nhảy.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu kỹ thuật để áp dụng vào mô hình nuôi thương phẩm ốc nhảy trong ao đất và ngoài vùng triều. Theo đó, sau 10 tháng, các mô hình nuôi ốc nhảy trong ao đất tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có tỷ lệ sống đạt hơn 70%, năng suất đạt khoảng 1,5kg/m2. Còn mô hình nuôi ngoài vùng triều tại TP Cam Ranh tỷ lệ sống của ốc đạt khoảng 62%, năng suất khoảng 1,2kg/m2.

Quy trình nuôi thương phẩm ốc nhảy của Trường Đại học Nha Trang mở ra hướng mới cho người dân tại Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ.

Quy trình nuôi thương phẩm ốc nhảy của Trường Đại học Nha Trang mở ra hướng mới cho người dân tại Khánh Hòa. Ảnh: Kim Sơ.

“Sở dĩ mô hình nuôi ốc trong ao đất hiệu quả hơn do người nuôi kiểm soát được các yếu tố đầu vào và có thể chăm sóc, quản lý ốc tốt hơn. Thế nhưng mô hình nào cũng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn nhiều so với phương pháp nuôi cũ (lợi nhuận đạt 30% đối với mô hình vùng triều và hơn 50% đối với mô hình ao đất)", TS Vũ Trọng Đại chia sẻ.

Theo PGS.TS Thái Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu đánh giá, quy trình nuôi ốc nhảy thương phẩm đã giải quyết được hạn chế của quy trình nuôi cũ, mở ra cơ hội mới cho người nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, cùng với việc nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy từ năm 2019, đến nay, Trường Đại học Nha Trang đã làm chủ hoàn toàn từ quy trình sản xuất giống cho đến quy trình nuôi thương phẩm ốc nhảy, giúp người dân tiến tới hình thành nghề nuôi mới tại Khánh Hòa.

TS Vũ Trọng Đại cho biết, ốc nhảy có đặc điểm sinh học, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường tương tự như ốc hương. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển nghề nuôi thương phẩm ốc nhảy ở những vùng đã đươc quy hoạch nuôi ốc hương của tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm