| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Nông dân đổ nợ vì rau

Thứ Tư 13/01/2010 , 10:52 (GMT+7)

Những người trồng rau ở huyện Đơn Dương năm nay có lẽ phải đón một cái tết ăn toàn...rau bởi rau rẻ thê thảm.

Những người trồng rau ở huyện Đơn Dương năm nay có lẽ phải đón một cái tết ăn toàn...rau bởi rau rẻ thê thảm.

Mặc dù ruộng cà chua đang chín rộ nhưng anh Nguyễn Đức Huy ở thôn Quản Hiệp, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương vẫn chẳng quan tâm đến chuyện thu hái vì cà chua rẻ quá, chỉ từ 500- 800 đồng/kg. Anh cho biết với giá đó thì không đủ bù tiền công thu hái (60-70 ngàn/ngày) nên đành bỏ ruộng cà hơn một tháng nay, chờ cho cây cà chua khô héo rồi cuốc lại đất, vay thêm tiền trồng cây khác. Đau ở chỗ, anh đã đầu tư 20 triệu tiền phân bón, giống…cho 2 sào cà chua mà mới bán được 5 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Lãnh cùng thôn với anh Huy cũng chung cảnh ngộ, đầu tư hơn 16 triệu/2 sào cà chua (chưa tính cọc làm giàn và tiền phủ bạt) mới thu hồi được số lẻ- 6 triệu. “Nhiều như thế này không ăn hết được”- nhìn đống cà chua to như đống rạ, bà ngán ngẩm nói.

Rất nhiều hộ đã bỏ mặc ruộng cà chua chín đỏ, héo úa rơi vãi khắp nơi. Trẻ con thì ôm cà chua ném nhau, người đỏ lựng. Hàng ngàn hộ nông dân ở huyện Đơn Dương đã gom góp tiền trồng cà chua vụ đông xuân này với hi vọng kiếm ít tiền trang trải trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng nay thì đành đón tết với độc một món cà chua. “Cuối năm rồi không biết lấy gì mà sắm tết đây"- anh Huy nói. Theo bà Lê Thị Bé, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Đơn Dương, toàn huyện có khoảng 350- 400ha cà chua, chủ yếu là các xã phía nam sông Đa Nhim, trong đó có Quảng Lập, Tu Tra, số còn lại ở các xã Ka Đô, Pró, Lạc Lâm, thị trấn Thạnh Mỹ...với sản lượng ước tính khoảng 7 tấn/sào.

Hằng năm Đơn Dương sản xuất gần 200.000 tấn rau, quả các loại, trong đó có trên 100.000 tấn cà chua…để cung cấp cho thị trường TPHCM và các tỉnh khác. Nhưng do thị trường không ổn định nên đời sống người SX gặp nhiều khó khăn.

Oaí oăm ở chỗ, vụ này nhiều nơi khác như Sông Pha (Ninh Thuận) cũng trồng được cà chua với qui mô lớn, lại ở gần TPHCM, Đà Nẵng…nên cà chua Đơn Dương càng ế ẩm. Bà Lê Thị Bé cũng cho biết bình quân mức đầu tư cho mỗi sào cà chua (cây giống, phân bón...) hết khoảng 8 triệu đồng/vụ bốn tháng. Cứ 4 ngày thu hoạch 1 lần, chăm sóc tốt có thể cho 2,5kg quả/cây. Theo tính toán trên nếu trúng mùa thì mỗi sào cà chua bán được khôg dưới 30 triệu đồng. Giờ thì cho không đắt. Đặc biệt với những hộ vay vốn ngân hàng thì cầm chắc họ lại phải vay tiếp để SX vụ sau rồi mới trả được nợ.

Người trồng cà chua méo mặt thì người trồng rau xanh cũng sây xẩm. Gặp anh Nguyễn Đã ở thôn Quản Tân, xã Quảng Lộc, huyện Đơn Dương đang dọn vườn cải thảo héo úa, anh cho biết “Bây giờ thương lái thu mua theo...bao mà không cần cân đong gì, cứ 1 bao cải thảo khoảng 40kg giá 15- 20 ngàn đồng". Trong khi đó cũng trên đám ruộng 1 sào này, năm ngoái anh trúng 170 triệu đồng, giá mỗi gốc (1kg) cải thảo từ 7.000-8.000đ. Người trồng cải thảo chẳng khác nào đang trên mây xanh bỗng lao xuống vực.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.