| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng tiến tới tự chủ giống cá tầm Nga, tầm Siberi

Thứ Năm 23/02/2023 , 13:36 (GMT+7)

Để phục vụ nhu cầu sản xuất cá tầm thương phẩm, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng phối hợp các đơn vị sản xuất giống và đạt kết quả cao.

Lâm Đồng được xác định là một trong những địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi cá nước lạnh, đặc biệt là phát triển cá tầm thương phẩm. Lợi thế lớn nhưng việc sản xuất những năm qua đa phần phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu.

Để đáp ứng nhu cầu về giống cá tầm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng Dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại Lâm Đồng.

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại Lâm Đồng mở ra cơ hội chủ động nguồn giống đáp ứnh nhu cầu sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại Lâm Đồng mở ra cơ hội chủ động nguồn giống đáp ứnh nhu cầu sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Theo đó, mô hình được xây dựng tại trang trại cá tầm của Công ty TNHH Đà Lạt Caviar (tiểu khu 42, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Ở dự án này, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III trực tiếp thực hiện các kỹ thuật nhân giống, sản xuất giống nhân tạo: Nuôi cá bố mẹ, lựa chọn cá bố mẹ khỏe mạnh đã thành thục, thu tinh trùng và trứng, thụ tinh cho trứng, nuôi ấu trùng, ương nuôi cá giống…

Đến nay, sau 3 năm thực hiện mô hình, cá tầm Nga đạt số lượng 837 con, tỷ lệ thành thục trên 50%, tỷ lệ đẻ trên 60%, tỷ lệ thụ tinh 72,2%, tỷ lệ nở 81,6%. Số lượng cá bột khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn ương giống trên 552 nghìn con, vượt 10,5% kế hoạch.

Cá tầm Siberi đạt số lượng 835 con, tỷ lệ thành thục tích lũy trên 50%, tỷ lệ đẻ trên 60%, tỷ lệ thụ tinh 71,9%, tỷ lệ nở 81,7%. Số lượng cá bột khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn ương giống 530 nghìn con, vượt 6,4% kế hoạch.

Lâm Đồng được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng, lợi thế trong phát triển cá nước lạnh, đặc biệt là phát triển cá tầm thương phẩm. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng, lợi thế trong phát triển cá nước lạnh, đặc biệt là phát triển cá tầm thương phẩm. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án cũng xây dựng thành công 6 mô hình công nghệ ương giống cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại Công ty TNHH Đà Lạt Caviar và 5 đơn vị tiếp nhận, ứng dụng công nghệ tại Lâm Đồng. Qua đánh giá, những cơ sở này đã ứng dụng thành công công nghệ và làm chủ được các quy trình. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt, số lượng con giống có tỷ lệ đạt cao hơn so với yêu cầu dự án.

Theo ông Đỗ Minh Ngọc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, dự án sẽ giúp địa phương chủ động nguồn giống trong sản xuất, nâng cao chất lượng cá tầm. Cũng theo ông Ngọc, việc triển khai mô hình, nhân rộng đại trà kết quả dự án sẽ góp phần hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá tầm của tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất